Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanhViệt Nam năm 2023 sáng nay (29/9),ệtNamcónhiềutiềmnăngvàcơhộipháttriểnngànhcôngnghiệpbándẫkèo bóng đá nam Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.
Đầu tiên, Việt Nam có đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn. Hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi. Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn.
Ông Dũng cho biết Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành này ở Việt Nam. Đặc biệt là xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn đến năm 2030.
Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao độngdồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Việt Nam hiện có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn như Đại học Quốc gia Hà Nội và Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn Viettel, VNPT, FPT, CMC.
Thứ ba, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... Đặc biệt, hơn 2 tuần trước, Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp mối quan hệ 2 nước lên tầm chiến lược toàn diện. Đồng thời, tuyên bố chung của 2 quốc gia đã xác định một trong các nội dung hợp tác chiến lược là về đổi mới sáng tạo, trong đó có phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Thứ tư, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn ngành bán dẫn. Theo đó, các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Thứ năm, Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TPHCM, Hòa Lạc (TP Hà Nội) và TP Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. Đây sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.
Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ cùng tham gia và mở rộng cơ hội hợp tác trong khu vực.
Việc hợp tác, chia sẻ kiến thức và kỹ thuật, cùng nhau tạo ra các giải pháp cho ngành công nghiệp chiến lược đầy tiềm năng này, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và khu vực.
Bà Linda Tan - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA) - cho biết Việt Nam là đối tác tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn trong khu vực.
Thị trường bán dẫn Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng kép 6,12% giai đoạn 2022-2027. Ngành này có quy mô ước tính khoảng 1,65 tỷ USD.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ nhận thức rõ rằng Việt Nam cần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các tập đoàn bán dẫn hàng đầu, cũng như các chính sách đầu tư hợp lý, cung cấp các tiện ích cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.
Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á. Trong tương lai, Việt Nam hy vọng sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu. Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các tập đoàn bán dẫn hàng đầu trong việc thực hiện tầm nhìn và mục tiêu phát triển.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cũng nhấn mạnh Việt Nam quyết tâm và đang xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn.
Trước sự thay đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, Việt Nam cần xác định sớm gia nhập cuộc chơi. Việt Nam đã sẵn sàng cho sự mở rộng đột phá của ngành công nghiệp bán dẫn.