Đây là đánh giá của nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trong phiên họp chiều 24/2 về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Chính phủ,ệmkỳChínhphủBướctiếnlớnvềcảicáchthểchếdu doán bong da Thủ tướng Chính phủ.
Tình trạng “nợ văn bản” đã được kiểm soát
Qua thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban pháp luật (UBPL) tán thành với nhiều nội dung báo cáo, đồng thời cho rằng trong công tác nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, đáng chú ý là về xây dựng thể chế, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tạo chuyển biến tích cực để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đưa việc kiểm soát “nợ” văn bản vào nề nếp. Tuy vậy, tình trạng nợ đọng văn bản vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Đối với việc chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, dự thảo báo cáo của Chính phủ đã đề cập tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, UBPL đề nghị cần bổ sung những đánh giá khái quát việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nêu lên những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm. Đồng thời, quan tâm một số vấn đề như hiệu quả và việc triển khai những chính sách về tái cơ cấu nền kinh tế; kết quả cụ thể của tái cơ cấu đầu tư, kết quả giải quyết nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản; vấn đề thực hiện cổ phần hóa DNNN, khắc phục tham nhũng, lãng phí của các DN này...
Đồng thời, phân tích rõ những yếu tố cản trở quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, những bài học, kinh nghiệm rút ra trong quá trình tái cơ cấu vừa qua, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc xây dựng và thực hiện tái cơ cấu.
UBPL cũng đề nghị bổ sung đánh giá việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; kết quả đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công nghiệp tàu biển và phát triển kinh tế biển…
Tham nhũng, lãng phí xảy ra trong nhiều lĩnh vực
Một vấn đề nóng được nhân dân quan tâm trong nhiệm kỳ này là việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Theo UBPL, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt ban hành nhiều cơ chế kiểm soát các hoạt động quản lý trong một số lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp đến người dân, như trong lĩnh vực thuế, hải quan; đồng thời đã quản lý chặt chi tiêu công, giảm các đoàn đi nước ngoài không cần thiết bằng ngân sách nhà nước…
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng báo cáo còn chưa phản ánh đầy đủ tình hình, tính chất, mức độ của thực trạng tham nhũng, lãng phí cũng như nguyên nhân và trách nhiệm; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn; tình trạng lãng phí còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực mà chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu, như việc xây dựng trụ sở, quảng trường, tượng đài, mua sắm và sử dụng tài sản công…
Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Ksor Phước phát biểu tại phiên họp chiều 24/2. |
Khoảng cách giàu nghèo đang rất lớn
Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến cũng đánh giá cao những dấu ấn rõ nét trong công tác điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ qua. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng Chính phủ đã bước tiến vượt bậc về thể chế so với các nhiệm kỳ trước, hoàn thiện các quy tắc, thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Ksor Phước cũng ghi nhận bước tiến của Chính phủ trong quyết liệt cải cách thể chế, cải cách hành chính.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng Chính phủ rất quan tâm giải quyết các vấn đề của cử tri, các yêu cầu chính đáng của người dân.
Về các vấn đề xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai khẳng định những kết quả rất tích cực về xoá đói giảm nghèo, lao động việc làm, y tế... “Nhiệm kỳ này , bước chuyển quan trọng là cơ chế tài chính cho việc chăm sóc sức khoẻ người dân”, bà Trương Thị Mai nói.
Bên cạnh đó, các thành viên cũng đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện báo cáo. Theo ông Ksor Phước, báo cáo cần nêu rõ, qua các lần chất vấn, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ giải quyết vấn đề gì, Chính phủ đã giải quyết được đến đâu?
Báo cáo cũng cần đưa vào những tồn tại còn nặng nề, nhức nhối phải giải quyết như vấn đề tam nông, bảo vệ rừng, vấn đề xây dựng chính quyền chuyên nghiệp, trong sạch và hiệu quả. Đây là những vấn đề không mới, đã từ 15 – 20 năm nay, lý luận sau hay hơn lý luận trước, tuy nhiên việc thực hiện không đạt như mong muốn, ông Ksor Phước lưu ý.
Về xã hội, mặc dù đạt thành tích rất cao về xoá đói giảm nghèo, nhưng khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam rất lớn và ngày càng tăng. “Miền núi đi xe bò, xe ngựa, miền xuôi đi máy bay nên khoảng cách tăng rất nhanh. Khoảng cách này sẽ gây bất ổn xã hội”, ông Ksor Phước nói.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết các ý kiến này sẽ được tiếp thu để hoàn thiện báo cáo công tác của Chính phủ ở mức cao nhất, súc tích nhất để trình bày trước Quốc hội vào kỳ họp tháng 3 tới./.
H.Y