您现在的位置是:La liga >>正文

【kết quả bóng đá nhật bản hôm nay】Nữ sĩ Trịnh Loan: Thơ “tưới mát” tâm hồn tôi!

La liga256人已围观

简介BPO - 23 năm khoác trên mình áo blouse trắng nên đ& ...

BPO - 23 năm khoác trên mình áo blouse trắng nên đồng nghiệp,ữsĩTrịnhLoanThơldquotướimaacutetrdquotacircmhồkết quả bóng đá nhật bản hôm nay bạn bè, những người xung quanh rất ít người biết chị Trịnh Thị Thanh Loan (Trịnh Loan, điều dưỡng viên Khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước) là người yêu thơ và làm rất nhiều thơ. Đặc biệt, trong hơn 500 bài thơ của chị, có 15 bài đã được các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng phổ nhạc, phối âm, trình bày. Trong gia tài thơ của Trịnh Loan, nhiều hơn hẳn là những bài thơ nói về tình yêu đôi lứa; còn lại là các bài thơ về tình yêu đối với Đồng Xoài, quê hương thứ hai của chị.

Hồn thơ dịu dàng

Ngay từ nhỏ, chị Loan đã rất yêu thơ ca. Với chị, thơ chính là tiếng lòng, nơi mà tâm hồn có thể cất lên tiếng nói thật nhất, tiếng nói của trái tim. Chị Loan làm thơ trước hết là để trải lòng, để nói lên những ước muốn, gửi gắm tình yêu, khát vọng của mình. Và hơn hết, sau những mệt mỏi lo toan thường nhật, thơ là chốn giúp chị bình tâm, thư giãn. Chị Loan tập làm thơ từ thời còn đi học, nhưng chỉ viết rồi để đó. Khoảng 5 năm gần đây, khi cuộc sống ổn định và có thời gian thư thả, chị Loan tham gia mạng xã hội và viết nhiều hơn để đăng lên Facebook giao lưu với bạn bè. Những bài thơ của chị thường lấy nguồn cảm hứng từ tâm sự của một người khác, một hoàn cảnh không phải của mình nhưng bằng sự đồng cảm mà gieo thành vần, thành điệu. Trịnh Loan chủ yếu viết thơ tình. Với chị, tình yêu luôn đẹp đẽ, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn. Sự rung động trong từng ánh nhìn, sự nhớ mong khi xa cách, những lo lắng, chăm sóc ân cần khi kề cận luôn là niềm cảm hứng bất tận của chị.

Trịnh Loan còn có tình yêu tha thiết đối với mảnh đất và con người Đồng Xoài. Tình yêu này luôn thôi thúc chị viết và muốn viết thật nhiều để thông qua đó góp phần giới thiệu đến bạn bè về quê hương thứ hai của mình. Không phải là nơi tôi được sinh ra/Mà lạ thay cứ yêu nhiều đến thế/Thành phố Đồng Xoài, một thành phố mới/Vùng đất anh hùng, mộc mạc chân quê... (Đồng Xoài dấu yêu). Hay: Tháng Ba Đồng Xoài không thắm đỏ Mộc Miên/Không có hoa xoan bồng bềnh như mây phủ/Cũng chẳng có những chùm sưa trắng rũ/Chỉ thoang thoảng hương điều chín sau vườn...Nhưng: Tháng Ba của chúng mình nồng nàn những ý thơ/Anh có thấy hương xuân trong tóc em thơm ngát/Anh có thấy những đợi chờ nơi bờ môi khao khát/Và trái tim em đang bỏng rát ngọn lửa tình...(Tháng Ba và nỗi nhớ). Chị Bùi Thị Biên Linh, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh cho biết: Tôi thích đọc thơ Trịnh Loan bởi chất liệu từng câu, từ rất dịu nhẹ, hình ảnh đẹp, hồn thơ tinh tế nhưng nhiều cảm xúc.

Giàu chất nhạc

Đến nay, chị Trịnh Loan đã có 15 bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc. Đó là các bài Nỗi nhớ mùa đông, Nỗi nhớ không tên 1, Nỗi nhớ không tên 2, Tìm về nỗi nhớ, Những ngày sống chậm lại (nhạc sĩ Nguyễn Hồng Ân); bài Nếu có phép màu, Vầng mặt trời của em, Nhé anh (nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang); bài Đêm nay, Chỉ đơn giản yêu thôi (nhạc sĩ La Quang Tý). Riêng nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã phổ nhạc 6 bài gồm: Lạc vào giọt sương sa, Mặc cho thời gian trôi, Kể từ ngày anh đến, Đồng Xoài dấu yêu, Du xuân Đồng Xoài, Tháng ba Đồng Xoài.

Chia sẻ về “cái duyên” phổ nhạc các ca khúc viết về Đồng Xoài nói riêng, nhạc sĩ Quỳnh Hợp cho biết: Tôi đã vài lần đến Đồng Xoài và yêu mảnh đất, con người nơi đây. Tuy vậy vẫn chưa đủ yếu tố để viết riêng cho Đồng Xoài một ca khúc, đến khi bắt gặp được ý thơ của Trịnh Loan. Qua đọc thơ và trao đổi, tôi biết chị Loan rất yêu Đồng Xoài. Vì tự hào về sự thay đổi vượt bậc của quê hương mà tình yêu của Trịnh Loan đối với Đồng Xoài rất sâu đậm, mãnh liệt. Tôi thấy bản thân và Trịnh Loan có cùng tình yêu với mảnh đất, con người Đồng Xoài nên quyết định phổ nhạc góp phần đưa tác phẩm đến gần khán giả hơn.

Theo chị Trịnh Loan, năm lên 6 tuổi, chị đã theo gia đình vào Đồng Xoài sinh sống. Nơi đây chính là cái nôi nuôi dưỡng con người và tâm hồn chị. Suốt những năm tháng tuổi thơ cho đến khi trưởng thành, chị luôn gắn bó với Đồng Xoài. Mỗi con đường, xóm nhỏ, khu chợ đều quá thân quen và chị đã trưởng thành, tận mắt nhìn quê hương thay đổi từng ngày. Chị Trịnh Loan chia sẻ: Đồng Xoài bây giờ đẹp, khang trang và hiện đại hơn rất nhiều. Người ta vẫn bảo rằng, quê hương mỗi người chỉ một, nhưng với tôi đây là quê hương thứ hai. Nơi đây tôi có ba mẹ cùng các em, có gia đình nhỏ của mình, có những người thân, có bạn bè, đồng nghiệp và tình làng nghĩa xóm. Tôi yêu quý nơi này và luôn tự hào khi nói mình là người Đồng Xoài, Bình Phước.

Tứ thơ của Trịnh Loan đẹp, có câu chuyện và hình ảnh. Đọc thơ Trịnh Loan độc giả dễ dàng nhận ra hình ảnh một phụ nữ dịu dàng, giàu mơ mộng, nhưng yêu mãnh liệt. Thơ Trịnh Loan còn ẩn giấu những nhịp điệu riêng, là điểm tựa cho sự khởi thảo ban đầu của giai điệu ca khúc. Trên cơ sở của những hình tượng thơ, nhạc sĩ Quỳnh Hợp và các nhạc sĩ khác đã sáng tạo nên ca khúc bằng ngôn ngữ riêng của mình. Đó là một hành trình đồng sáng tạo ở những góc độ khác nhau. Trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ và sự “gặp nhau” của những người nghệ sĩ.

Tags:

相关文章