当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tỷ số nữ nhật bản】Để ngành hàng tôm phát triển bền vững

Báo Cà Mau(CMO) Để trở thành trung tâm lớn nhất vùng ĐBSCL cũng như cả nước về ngành hàng tôm đối với Cà Mau không khó, cái khó chính là phát triển nhanh nhưng phải bền vững.

Có thể thấy, ngành hàng tôm của tỉnh trong những năm gần đây đã phát triển khá nhanh, tuy nhiên, nó vẫn chưa thật sự bền vững. Chính vì thế, ngành chức năng cần có đánh giá tổng thể để đưa ra giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

Nhanh nhưng chưa bền

Nhìn vào số liệu thống kê cho thấy, con tôm trên địa bàn tỉnh những năm gần đây có tốc độ phát triển nhanh về cả loại hình nuôi, kỹ thuật nuôi cũng như năng suất… Tổng sản lượng nuôi thuỷ sản năm 2017 đạt 320.929 tấn, tăng 10,23% so với năm 2013; tốc độ tăng bình quân 3,33%/năm. Diện tích nuôi thuỷ sản đến nay trên 302.861 ha, trong đó có 280.849 ha nuôi tôm, chiếm khoảng 40% so cả nước. Đồng thời, loại hình và đối tượng nuôi vô cùng đa dạng, từ nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh, tôm - lúa, tôm - rừng…

Xây dựng vùng nuôi tập trung với sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi sản xuất là hướng đi của tỉnh.

Tiêu biểu của sự phát triển ngành tôm trong những năm gần đây là diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh hiện trên 9.875 ha, tăng gấp 1,65 lần so với năm 2013; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 102.689 ha, tăng 2,65 lần so với năm 2013 và diện tích tôm sinh thái có chứng nhận đạt 19.000 ha, tăng 1,58 lần so với năm 2013. Đặc biệt, đã phát triển nuôi tôm siêu thâm canh 1.442 ha (có 278 ha mặt nước nuôi/1.442 ha), năng suất bình quân từ 40-50 tấn/ha diện tích mặt nước nuôi/vụ.

Bên cạnh đó, sản xuất tôm giống có bước đột phá về quy mô, sản xuất tập trung. Nhiều trại sản xuất nhỏ được nâng cấp, tổ chức thành hợp tác xã để nâng cao chất lượng tôm giống và hiệu quả sản xuất. 

Những kết quả trên cho thấy, ngành tôm đã có bước phát triển nhanh, tuy nhiên vẫn chưa bền vững. Phân tích rõ hơn những khó khăn, hạn chế của nghề nuôi tôm thời gian qua, Chi cục phó Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Trung cho biết, có không ít tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng phục vụ nuôi thuỷ sản không đảm bảo chất lượng, có chất kháng sinh cấm lưu hành… tìm mọi cách đưa sản phẩm xuống người dân. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khiến giá thành, sức cạnh tranh giảm... Ngoài ra, giá vật tư đầu vào còn quá cao cũng là một trong những khó khăn đáng kể.

Ở một khía cạnh khác, qua kiểm tra số hộ nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh hiện nay chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định của tỉnh càng khiến nhiều người băn khoăn hơn. Cụ thể, trong số kiểm tra khoảng 2.800 hộ thì chỉ khoảng 40% đạt các điều kiện theo quy định tại Quyết định 1874/QĐ-UB ngày 10/11/2017 của UBND tỉnh ban hành điều kiện tạm thời xử lý nước thải trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Con số này cho thấy, nghề nuôi tôm của tỉnh hiện vẫn chưa thể phát triển bền vững nếu để tình trạng này kéo dài.

Để đạt được chỉ tiêu đưa ngành tôm của tỉnh trở thành trung tâm lớn nhất của vùng ĐBSCL và cả nước, đặc biệt là tôm sinh thái (được phân bổ trong kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ), còn rất nhiều chuyện phải làm và làm một cách thật quyết liệt.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của ông Nguyễn Văn Dương, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi mang lại hiệu quả cao nhờ áp dụng quy trình công nghệ cao.

Tập trung mọi nguồn lực

Song song với tập trung mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch nuôi tôm tập trung đã được phê duyệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm trên thị trường thế giới. Đồng thời, có mô hình sản xuất phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung.

Theo kế hoạch trong giai đoạn năm 2017-2020, toàn tỉnh sẽ có tổng diện tích nuôi tôm nước lợ là 279.000 ha, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 15.000 ha. Sản lượng nuôi tôm nước lợ khoảng 233.000 tấn, tôm càng xanh khoảng 4.500 tấn, sản lượng tôm chế biến 133.000 tấn. Đặc biệt, chế biến hàng giá trị gia tăng trên 60%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD. Giai đoạn 2020-2025, ngành sản xuất tôm tiên tiến, quy mô lớn được hình thành ở các vùng sản xuất trọng điểm. Từ đó, nâng cao chế biến hàng giá trị gia tăng trên 80% và đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Trong đó, con tôm sinh thái được xác định là một trong những mặt hàng quan trọng và quan tâm đầu tư nâng cao năng suất.

Huyện Ngọc Hiển hiện có khoảng 6.800 ha tôm sinh thái được chứng nhận vùng nuôi đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Naturland. Từ đó, mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn. Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến cho biết: “Mô hình nuôi tôm sinh thái thời gian qua cho thấy được nhiều ưu thế, nhất là hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu, sản lượng thuỷ sản ổn định. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung quyết liệt để chỉ đạo phát triển mô hình này, đưa huyện Ngọc Hiển trở thành nơi cung cấp tôm nguyên liệu chất lượng cao cho hoạt động xuất khẩu".

Tôm sinh thái của tỉnh hiện đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Từ nhu cầu đó, huyện Ngọc Hiển đặt ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi năm thu hoạch trên 40.000 tấn tôm sinh thái. Phát triển nuôi sinh thái là mục tiêu quan trọng để huyện Ngọc Hiển khẳng định vai trò kinh tế động lực cho ngành nuôi thuỷ sản của tỉnh Cà Mau.

Nói về giải pháp phát triển ngành tôm trong thời gian tới, Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thanh Triều cho biết, tỉnh đang tiến hành quy hoạch và xây dựng một số vùng nguyên liệu tập trung. Mục tiêu của các vùng này là không chỉ sản xuất theo hướng hàng hoá lớn mà còn gắn sản xuất với tiêu thụ, thông qua hợp đồng liên kết chuỗi. Đồng thời, tăng cường khuyến khích và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ và tổ chức quảng bá rộng rãi. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và gian lận trong thương mại.

Bên cạnh đó, Cà Mau sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng các biện pháp quản lý tiên tiến trong nuôi tôm như ASC, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP), thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành quản lý tốt hơn (BMP), chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), tôm sinh thái, tôm hữu cơ..., quan tâm đến chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế…

Ngoài ra, ông Triều còn cho biết thêm, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc đối tượng của Chương trình Mục tiêu phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững giai đoạn 2016-2020, tạo điều kiện thúc đẩy nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phát triển nhanh và bền vững./.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020, có 9 dự án thuộc đối tượng của Chương trình Mục tiêu phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững. Tổng vốn đầu tư của 9 dự án trên 2.103 tỷ đồng. Trong đó có 7 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng của các vùng nuôi trồng thuỷ sản, với tổng vốn đầu tư 1.906 tỷ đồng; 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão với tổng vốn đầu tư 134 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển trung tâm giống.

Nguyễn Phú

分享到: