La liga

【thi đấu hôm nay】“Anh hùng của biển”

字号+ 作者:Empire777 来源:World Cup 2025-01-10 21:17:46 我要评论(0)

Cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thi đấu hôm nay

Báo Cà MauCuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930-1975, tác giả Tiết Văn Dũng (Cà Mau) với kịch bản phim truyền hình “Anh hùng của biển” được Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam trao giải năm 2015.

Cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930-1975, tác giả Tiết Văn Dũng (Cà Mau) với kịch bản phim truyền hình “Anh hùng của biển” được Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam trao giải năm 2015.

Kịch bản phim truyện truyền hình “Anh hùng của biển” phản ảnh trung thực về cuộc đời hơn 40 năm hoạt động cách mạng của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND) Bông Văn Dĩa, quê xóm Rạch Gốc (cũ) làng Tân Ân (cũ) huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, trong các thời kỳ từ tiền khởi nghĩa đến kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa.    Tranh của NGÔ THANH HÙNG

Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa xuất thân trong một gia đình ngư dân nghèo. Cha ông là ông Bông Văn Chén, mẹ là bà Nguyễn Thị Thục. Cha mẹ ông là bần cố nông sống trong thời kỳ phong kiến thực dân đô hộ nghèo khổ, thiếu áo đói cơm lại mù chữ, ông Chén, bà Thục lại sinh đông con nên hoàn cảnh gia đình cơ cực hơn!

Lên 9 tuổi, cha mẹ ông cho ông làm con nuôi vợ chồng người Pháp có đồn điền cao su ở Biên Hoà những mong thay đổi cuộc đời, con được biết chữ.

Về đây, ông được đi học, nhưng thật ra cũng là để làm mướn không công. Ông từng chứng kiến cảnh bóc lột người lao động đi phu, đối xử hà khắc với công nhân lao động, đời sống cơ cực, vất vả; khi bị tai nạn lao động không được chạy chữa tới nơi. 8 năm sau, ông rời bỏ gia đình cha mẹ nuôi tìm về với quê hương Rạch Gốc, theo cha ông làm nghề đóng ghe lưới biển và sau đó làm bạn lưới gộc và trở thành người lái ghe lưới giỏi có nhiều kinh nghiệm về biển cả.

Bông Văn Dĩa tánh tình hiền lành, thật thà luôn được bà con xóm làng quý mến và kính trọng. Lớn lên khi được giác ngộ, ông đã trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường, được cấp trên tin tưởng tín nhiệm, luôn thể hiện một ý chí sắt đá, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng bị ông khuất phục.

Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1934-1944), sau khi được Phan Ngọc Hiển giác ngộ cách mạng, ông đã chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, tham gia vào mạng lưới hoạt động bí mật khởi nghĩa Hòn Khoai, bị tù đày. Sau khi ra tù Côn Ðảo, ông tiếp tục hoạt động cách mạng, che giấu và bảo vệ lãnh tụ, lãnh đạo trong thời kỳ khó khăn quyết liệt nhất.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ông luôn được Ðảng và cấp trên tin cậy giao nhiều trọng trách, mang tiền, vàng cùng với đồng đội tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển qua Thái Lan, trao đổi thu mua và sản xuất vũ khí, đạn dược trên đất bạn, vận chuyển về phục vụ chiến trường miền Nam. Ông đã cùng đồng đội tổ chức thành công nhiều đợt vận chuyển vũ khí về nước vừa bằng đường biển vừa bằng đường bộ. Trên hành trình vận chuyển vượt biển và băng rừng, ông đã cùng với các đồng đội nhiều lần chạm trán và anh dũng chiến đấu với bọn hải tặc và sơn tặc bảo vệ tài sản cho cách mạng. Ngoài ra, ông còn có công tham gia tổ chức lực lượng vũ trang hải ngoại gồm các con em Việt kiều Thái Lan và Campuchia yêu nước mang tên bộ đội Trần Phú, bộ đội Cửu Long II với quân số trên 400 người được trang bị vũ khí đưa về nước tham gia chiến đấu.

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai (1955-1975), Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa còn là người đầu tiên có công đầu trong việc đi tiền trạm mở con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển từ Nam ra Bắc theo lệnh của Trung ương bằng ghe buồm gắn máy nhưng không có hải đồ và la bàn (1961). Và sau đó đi từ Bắc trở về Nam cũng bằng chiếc ghe ấy với nhiệm vụ thăm dò cửa lạch, bến bãi và nơi để cất giấu vũ khí an toàn, chuẩn bị mở màn cho chiến dịch vận chuyển một lượng vũ khí lớn từ Bắc vào Nam bằng đường biển (4/1962). Tháng 7/1962, Bông Văn Dĩa lại được Trung ương chỉ định đích danh vượt biển trở ra Bắc báo cáo công việc về kết quả tìm bến bãi và địa điểm cất giấu kho tàng. Tháng 10/1962, Bông Văn Dĩa với chức danh là chính trị viên cùng với Thuyền trưởng Lê Văn Một trên tàu Phương Ðông I (thuộc Ðoàn 125) vượt biển mở đường vận chuyển 30 tấn vũ khí trên chuyến tàu đầu tiên từ miền Bắc vào miền Nam an toàn.

Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa có công rất lớn trong việc tổ chức đón tiếp hằng chục chuyến tàu chở vũ khí từ Bắc vào Nam; giữ tuyệt đối bí mật bến bãi, kho tàng và tiếp nhận hàng ngàn tấn vũ khí, quân trang quân dụng. Sau đó tổ chức vận chuyển phân phối về khắp các chiến trường miền Tây và miền Ðông Nam Bộ một cách trót lọt, trong hoàn cảnh bị tàu chiến và không quân Mỹ, nguỵ bao vây dày đặc khắp nơi, kể cả trên đất liền, trên không và trên biển.

Tháng 6/1967, Ðảng và Nhà nước tổ chức lễ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho đồng chí Bông Văn Dĩa, cùng với tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.

Từ năm 1968 trở đi, Hạm đội 7 của Mỹ tăng cường kiểm soát gắt gao vùng biển từ Gành Hào đến chót mũi Cà Mau. Thời gian này, tàu không số của Ðoàn 125 có 5 trường hợp phải chiến đấu với tàu địch và các cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đều kết thúc với phương án: Ta tự phá huỷ tàu, quyết không để vũ khí rơi vào tay giặc, không để lộ hành trình vận chuyển của con tàu.

Có 2 trường hợp khác, khi tàu vào bến đã bóc dỡ hàng hoá, vũ khí xong có 1 tàu bị mắc cạn nơi mé biển, không thể di chuyển được buộc phải phá huỷ để khỏi bị lộ; 1 tàu sau khi rời bến trở ra miền Bắc đụng địch ở ngoài khơi. Qua 3 giờ chiến đấu với tàu địch, quay trở lại được lực lượng ở bến hiệp đồng chiến đấu ngăn tàu địch. Khi tàu ta vào được bến mang hàng trăm vết đạn, do điều kiện kỹ thuật con tàu không thể ra Bắc được nữa, đó là con tàu mang bí số 69.

Với sự thiệt hại của 7 con tàu và nhiều sĩ quan, thuỷ thủ hy sinh, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị kết thúc vận chuyển bằng tàu sắt của Ðoàn 125 đến các bến của Trung đoàn 962.

Công việc càng khó càng thấy rõ sự sáng tạo vận tải bằng phương pháp bán công khai tàu 2 đáy. Ông Bông Văn Dĩa và ông Phan Văn Nhờ (có bí danh Tư Mao cũng được phong tặng Anh hùng LLVTND) đã mưu trí tổ chức cho đồng đội vượt qua hàng rào dày đặc của hải lục không quân Mỹ và nguỵ, tiếp tục vận chuyển vũ khí vào Nam cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Kịch bản phim “Anh hùng của biển” gồm 48 tập, mỗi tập có tên như sau:

Tập 1: Con nuôi; Tập 2: Ðường cách mạng; Tập 3: Lễ hội Kỳ Yên; Tập 4: Bước ngoặt; Tập 5: Hòn Khoai khởi nghĩa; Tập 6: Ước nguyện chưa thành; Tập 7: Sa cơ; Tập 8: Chí khí; Tập 9: Bất khuất; Tập 10: Ðịa ngục; Tập 11: Tử biệt sanh ly; Tập 12: Hầm tối biệt giam; Tập 13: Thời cơ; Tập 14: Ðoàn viên; Tập 15: Sống giữa lòng dân; Tập 16: Toàn dân kháng chiến; Tập 17: Ðường xuyên Tây; Tập 18; Kiều bào; Tập 19: Cá chậu chim lồng; Tập 20: Tháo cũi sổ lồng; Tập 21: Dân tộc chung lòng; Tập 22: Ðường bộ xuyên Tây: Tập 23: Bộ đội Trần Phú:  Tập 24: Bến Ðầy Chảo; Tập 25: Sơn tặc; Tập 26: Thăm vợ; Tập 27: Vận tải tốc hành; Tập 28: Biến cố; Tập 29: Dời trạm; Tập 30: Nước về nguồn; Tập 31: Tập kết; Tập 32: Dệt đường thống nhất; Tập 33: Trung hiếu lưỡng toàn; Tập 34: Mạch ngầm; Tập 35: Mở đường; Tập 36: Tàu Phương Ðông I; Tập 37: Bến cảng lòng dân: Tập 38: Ý chí kiên cường; Tập 39: Tận sào huyệt địch; Tập 40: Tàu và Bến; Tập 41: Hoa bất tử; Tập 42: Tàu hai đáy; Tập 43: Ðường huyền thoại; Tập 44: Phản bội; Tập 45: Táo bạo thi gan; Tập 46: Mùa xuân đại thắng; Tập 47:  Thống nhất; Tập 48: Quê hương.

Thời lượng mỗi tập phim 45 phút. Lời thơ minh hoạ cho đoạn kết phim “Anh hùng của biển”:

………………….

Ðể lực lượng ta đánh đổ quân thù

Vượt hiểm nguy qua bao lần sinh tử

Hồn vẫn thắm tươi, thơm ngát tình đời

Thêm lần nữa trên tàu con vượt biển

Ði mở đường hậu phương tiếp lửa tiền phương

Ơi! Người là cánh Hải Âu trên biển

Nơi lòng đất quê hương thanh thản tươi cười.

Vào lúc 22 giờ 30 phút, ngày 31/5/1982, trái tim nồng nàng yêu nước của Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa đã ngưng đập, ông ra đi ở tuổi 78.

Tang lễ của ông được cử hành trọng thể, đông đảo cán bộ và Nhân dân đến dự, đặc biệt là có Thượng tướng Trần Văn Trà.

Ngôi mộ ông Bông Văn Dĩa nằm kề bên ngôi mộ bà Nguyễn Thị Hoài, người vợ chung thuỷ của ông nơi quê nhà. Tấm gương của ông và lòng chung thuỷ của bà là nét đẹp bền lâu, giá trị tinh thần vô cùng quý báu cần được giữ gìn như ông cha ta thường dạy bảo con cháu với câu: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.

Bên dòng sông Rạch Gốc, nơi gia đình ông ngày nào, giờ đây có “Ngôi nhà tưởng niệm Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa”, ngày ngày cán bộ và Nhân dân đến thắp hương tưởng niệm./.

Nguyễn Hoe (Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?

    Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?

    2025-01-10 20:03

  • Quán ăn vỉa hè vẫn “bạt ngàn”

    Quán ăn vỉa hè vẫn “bạt ngàn”

    2025-01-10 19:57

  • Xà lách KFC bị nghi ngờ nhiễm khuẩn gây ngộ độc nặng

    Xà lách KFC bị nghi ngờ nhiễm khuẩn gây ngộ độc nặng

    2025-01-10 19:10

  • Xe container phơi bụng bên đường 2 người bị thương nặng

    Xe container phơi bụng bên đường 2 người bị thương nặng

    2025-01-10 18:35

网友点评