Doanh nghiệp phát huy vai trò của văn hóa cho phát triển bền vững | |
Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân hướng tới tăng trưởng bền vững | |
Đừng dại “tẩy xanh” |
Ngày 1/12,ếtlậpchuỗigiátrịbềnvữngtrongcộngđồngdoanhnghiệtỷ số bóng đá ecuador Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) đã tổ chức phiên toàn thể Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022 với chủ đề “Chuyển đổi, tăng tốc, bứt phá: Doanh nghiệp vững bền – Quốc gia thịnh vượng”.
Phiên toàn thể của Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022. Ảnh: H.Dịu |
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu. Những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi và vận hành theo phương châm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường đang chứng tỏ là những doanh nghiệp có khả năng thích ứng và chống chịu cao, bền vững đối với các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài.
Khảo sát của VCCI thực hiện với trên 10.000 doanh nghiệp trong cả nước cho thấy, 56% doanh nghiệp nhận thấy cơ hội từ biến đổi khí hậu, trong đó, khoảng 30% nhận định đã đến lúc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, 17% cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới, đồng thời, phát triển thêm thị trường cho sản phẩm đang có.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Quang, Cục phó Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, doanh nghiệp biết tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu sẽ tiếp nhận được các mô hình kinh tế, tài chính mới; có cơ hội tham gia thị trường các-bon cũng như tạo ra sự đổi mới về công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh từ các nguồn năng lượng tái tạo để tăng tính cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận bền vững.
Do đó, nhiều doanh nghiệp đã đề ra chiến lược và cụ thể hóa bằng hành động, thiết lập chuỗi giá trị bền vững của cộng đồng doanh nghiệp.
Chia sẻ về những thành công của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Khối Nghiên cứu và phát triển, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho hay, Công ty đã thực hành nông nghiệp tái tạo, ứng dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, hệ thống công nghệ để giảm thiểu phát thải khí mê tan… Đồng thời, Công ty cũng lựa chọn những nhà cung cấp cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ pháp luật... để cùng hướng đến phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng.
Theo ông Peeyush Sharma, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, Coca-Cola sẽ tiếp tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của mọi người - từ nhân viên của công ty đến người dân địa phương bằng việc kinh doanh có trách nhiệm. Công ty cũng đã ra mắt bao bì làm từ 100% nhựa tái chế, hướng đến giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới mỗi năm tại Việt Nam.
Cùng với 3 nhà máy sản xuất đã đi vào hoạt động tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Coca-Cola vừa khởi công xây dựng một nhà máy tại tỉnh Long An với tổng vốn đầu tư hơn 3,1 triệu tỷ đồng. Nhà máy mới sẽ sử dụng năng lượng mặt trời trong hoạt động sản xuất, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên nước. Thông qua các nhà máy này, Công ty sẽ tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tạo thêm 18.000 việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương vừa và nhỏ phát triển thông qua chuỗi cung ứng.
Tương tự, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ, Công ty đã hướng đến giới thiệu khái niệm nông nghiệp tái sinh và áp dụng cách tiếp cận này trong nông nghiệp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nông nghiệp tái sinh là cách tiếp cận theo đó hoạt động sản xuất nông nghiệp hướng đến mục tiêu giúp cải thiện chất lượng đất, nước và đa dạng sinh học, từ đó giúp tăng năng suất và cải thiện thu nhập và sinh kế cho người nông dân.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, để thực hiện thành công hơn nữa chiến lược về phát triển bền vững, cần thể chế hóa mô hình phát triển các-bon thấp, áp dụng hiệu quả các công cụ định giá các-bon… Đồng thời, các doanh nghiệp đề nghị đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo hiểm cho sản xuất, kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp trong một số loại hình sản xuất có mức độ rủi ro cao như trồng trọt, nuôi trồng thủy, hải sản. Tăng cường thu hút nguồn lực quốc tế, bao gồm các nguồn tài chính công và tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm... để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng phát thải thấp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chỉ đạo về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là sự phồn vinh của quốc gia.
Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ở cấp độ quốc gia, địa phương, phải tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, địa phương, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy hợp tác công tư, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và nguồn lực cho phát triển bền vững.
Ở cấp độ doanh nghiệp, đó là sự đổi mới tư duy, đảm bảo sự liêm chính trong kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua thực hành quản trị kinh doanh bền vững, thúc đẩy tính đa dạng hòa nhập, bao trùm trong kinh doanh, theo đuổi mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thực hiện tốt Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững do VCCI xây dựng.