【u17 nhật bản vs u17 hàn quốc】Ngành Tài chính chủ động điều hành nhiệm vụ tài chính
đã làm giảm thu ngân sách trung ương (NSTư), tuy nhiên toàn ngành đã nỗ lực bằng mọi giải pháp điều hành thu, chi NSNN chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm, giữ vững cân đối NS; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; và đặc biệt Bộ Tài chính đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh (SX-KD)...
Giữ vững cân đối ngân sách
Theo Bộ Tài chính, trên cơ sở đánh giá, dự báo tình hình, đặc biệt là biến động giá dầu thô thế giới, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng các Bộ Kế hoạch và Đâu tư, Bộ Công thương đánh giá, dự báo tình hình và báo cáo các kịch bản giá dầu (40-50-60 USD/thùng), trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy phát triển SX- KD, phấn đấu tăng thu NSNN để bù đắp giảm thu do giá dầu, điều hành chi NSNN cơ bản theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, giữ bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội cho phép. Thực tế năm 2015 diễn ra trong phạm vi kịch bản đã được dự tính với giá dầu bình quân cả năm khoảng 55 - 56 USD/thùng.
Tại thời điểm tháng 9/2015, trên cơ sở đánh giá sơ bộ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập đoàn, tổng công ty lớn, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đánh giá thu NSNN năm 2015 vượt khoảng 16,4 nghìn tỷ đồng; NSTƯ hụt khoảng 31,3 nghìn tỷ đồng, trong khi ngân sách địa phương (NSĐP) tăng khoảng 47,7 nghìn tỷ đồng. Mặc dù vậy, Chính phủ chỉ xin Quốc hội cho sử dụng tối đa khoảng 10 nghìn tỷ đồng tiền bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp để bù giảm thu NSTƯ; số còn lại sẽ phấn đấu tăng thu thêm trong điều hành.
Bộ Tài chính đã chỉ đạo làm tốt hơn công tác thu NSNN; rà soát, nắm đối tượng và nguồn thu ngân sách trên địa bàn; triển khai các biện pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; đôn đốc thu các khoản theo kết quả kiểm toán, thanh tra; thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế. Do đó, tính đến tháng 12/2015 đã thu trên 39 nghìn tỷ đồng nợ thuế nội địa tại thời điểm 31/12/2015, công khai số nợ thuế của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Nhờ vậy, kết quả thu NSNN đã đạt khá hơn dự báo.
Theo Bộ Tài chính, đến ngày 28/12/2015, thu cân đối NSNN đạt xấp xỉ 957 nghìn tỷ đồng, đạt 105% dự toán, bằng 103,1% số ước thu cả năm đã báo cáo Quốc hội; trong đó: Thu nội địa đạt 110,9% dự toán, bằng 103,1% số báo cáo Quốc hội; thu dầu thô đạt 73,1% dự toán, bằng 111,4% số báo cáo Quốc hội; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 98,2% dự toán và số báo cáo Quốc hội.
Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao. Trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Bộ Tài chính vẫn quyết liệt chỉ đạo thu NSNN để hoàn thành đến mức cao nhất thu NSTƯ, hạn chế cao nhất phải sử dụng đến khoản 10 nghìn tỷ đồng thu thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để hỗ trợ cân đối NSTƯ năm 2015.
Chi ngân sách, ngay từ đầu năm đã thực hiện điều hành chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Nhằm ứng phó với việc giảm thu ngân sách do giá dầu giảm, Bộ Tài chính đã trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép cắt giảm 4.143 tỷ đồng kinh phí tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm của các bộ, cơ quan trung ương và dự phòng NSTƯ để bù đắp hụt thu NSTƯ; yêu cầu các địa phương bị giảm thu cân đối NSĐP(trừ thu tiền sử dụng đất) chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tạm giữ lại và các nguồn lực tài chính tại chỗ để xử lý số giảm thu; trường hợp còn thiếu, có báo cáo để NSTƯ ứng chi, đảm bảo yêu cầu chi các nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là chi tiền lương và các chế độ an sinh xã hội (ASXH).
Mặc dù đã có những thời điểm nguồn thu ngân sách tập trung chậm, huy động vốn khó khăn, nhưng chi NSNN vẫn đảm bảo kịp thời theo tiến độ; xử lý các nhiệm vụ quan trọng đột xuất như: Khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ, thiên tai, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đã thực hiện xuất cấp 108 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu đói, cứu trợ cho nhân dân và hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn.
Quy mô thu NSNN bằng gần 2 lần giai đoạn 2006-2010
Từ kết quả thực hiện năm 2015, Bộ Tài chính đã cho biết nhiệm vụ tài chính - NSNN cả giai đoạn 2011- 2015, đã đạt quy mô thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 bằng gần 2 lần giai đoạn 2006-2010 và bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN bình quân khoảng 21% GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá 22 - 23% GDP). Cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN (giai đoạn 2011-2015 khoảng 68%, trong đó năm 2015 khoảng 74%, cao hơn mục tiêu đề ra là 70%).
Tổng chi NSNN 5 năm 2011-2015 ước xấp xỉ mục tiêu 5 năm đã đặt ra. Quy mô chi NSNN năm 2015 ước tăng trên 70% so với năm 2010. Tỷ trọng tổng chi NSNN so GDP giảm dần từ mức trên 30% GDP năm 2010 xuống khoảng 26% GDP năm 2015. Chi NSNN cơ bản đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về phát triển KT-XH, góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo ASXH, giữ vững trật tự, an toàn, ổn định xã hội.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho rằng, do việc cắt giảm nhanh chính sách thu, cùng với áp lực tăng chi lớn, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn; bội chi NSNN phải duy trì ở mức cao, dư nợ công tăng nhanh, đòi hỏi có giải pháp phù hợp để giảm dần trong giai đoạn tới.
Căn cứ Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN đã được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016 đó là: Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả, công bằng, thúc đẩy phát triển KT-XH; từng bước cơ cấu lại NSNN, ưu tiên đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề ASXH, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đảm bảo an toàn nợ công.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016 và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối NSNN năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng. - Dự toán chi NSNN là 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó: Dự toán chi đầu tư phát triển NSNN là 254,95 nghìn tỷ đồng; dự toán chi thường xuyên NSNN là 824 nghìn tỷ đồng; dự toán chi trả nợ, viện trợ là 155,1 nghìn tỷ đồng (đảm bảo trả đủ các khoản nợ gốc, lãi vay nước ngoài đến hạn; đối với chi trả nợ trong nước, đảm bảo trả đủ lãi và một phần nợ, giảm mức vay đảo nợ). - Dự toán bội chi NSNN là 254 nghìn tỷ đồng (4,95%GDP). Tổng nhiệm vụ phải huy động trong năm 2016 là 409 nghìn tỷ đồng, mặc dù đã giảm 27 nghìn tỷ đồng so năm 2015, nhưng vẫn rất nặng nề, đòi hỏi triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm. |
H.TR