【ty số bóng đá】Phòng chống ngập lụt ở TP.HCM: Đầu tư từ đâu?

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:58:22

Đã đến lúc,òngchốngngậplụtởTPHCMĐầutưtừđâty số bóng đá TP.HCM phải xem xét lại và quyết liệt thực hiện các giải pháp chống ngập.

Dự áncủa Trung Nam Group - một trong những hệ thống ngăn triều giảm ngập tại TP.HCM.

Bài 3: Kế sách điều trị

“Mổ xẻ”, chỉ rõ căn nguyên khiến ngập lụt trở thành “bệnh kinh niên”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều kế sách, giải pháp trước mắt và lâu dài để TP.HCM kiểm soát, đầu tưphòng chống ngập lụt hiệu quả.

Hệ thống thoát nước “gánh” 5 lần quy mô thiết kế

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt do triều cường hay mưa lớn tại TP.HCM được ông Đỗ Tấn Long, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM thẳng thắn chỉ ra, là hệ thống thoát nước của Thành phố chỉ đáp ứng quy mô 2 triệu dân. Trong khi đó, dân số đã tăng gấp

5 lần và khối lượng cống thoát nước chỉ đạt gần 70% so với yêu cầu. Chưa kể, hệ thống cống đã xuống cấp, biến dạng và không đồng bộ khi đấu nối ở cửa xả, lòng rạch bị bồi lắng và trữ nước rất kém.

Theo ông Long, để từng bước giải quyết tình trạng ngập, thời gian qua TP.HCM đã triển khai thực hiện các dự án thuộc 2 quy hoạch chính là Quy hoạch Tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-TTg, ngày 19/6/2001) và Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM (được phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008).

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nổi lên 2 vấn đề vướng mắc là nguồn vốn và điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Cụ thể, 2 quy hoạch nói trên đã thể hiện chi tiết các hạng mục công trình chính, song một số dự án nhỏ, lẻ đã xin điều chỉnh quy hoạch cục bộ, làm thay đổi một phần quy hoạch, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, do nguồn vốn không đủ đáp ứng, nên các dự án không thể hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra.

Ngoài ra, tình trạng xả rác, lấn chiếm hệ thống thoát nước làm tắc nghẽn dòng chảy cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác chống ngập.

PGS-TS, kiến trúc sư Lưu Đức Cường, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) cũng nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt tại TP.HCM là do thiếu đầu tư đồng bộ cho hệ thống thoát nước đô thị để đáp ứng tốc độ đô thị hóa.

Điển hình là sự phát triển mạnh dự án nhà ở về phía Nam TP.HCM trên nền đất yếu và thấp, hay sự phát triển tự phát hai bên bờ sông Sài Gòn về phía thượng lưu đã khiến hàng ngàn héc-ta chứa nước bị biến mất.

Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hóa không chỉ làm tăng lượng nước mưa chảy trên bề mặt vì không thể thấm xuống lòng đất, làm giảm lượng nước ngầm và gây lún cho đô thị, mà còn tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt, làm gia tăng cả về số lượng và quy mô những cơn mưa nhiệt đới trong khu vực.

Cần khoảng 1,26 tỷ USD cho dự án chống ngập.

Ông Carel Richter, Tổng lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP.HCM

Chính quyền TP.HCM đã “đặt hàng” các chuyên gia Hà Lan giải pháp đối phó với tình trạng ngập.

Cụ thể, đề xuất của các chuyên gia Hà Lan gồm 2 thành phần.

Thứ nhất, thiết kế và xây dựng một tuyến đê đa chức năng và kênh thoát nước tại các điểm nóng thường bị ngập hoặc có nguy cơ ngập trong tương lai. Phía dưới tuyến đê sẽ xây dựng các dự án thương mại như bãi đỗ xe, cửa hàng, dịch vụ giải trí để bù chi phí cho nhà đầu tư và thực hiện các hoạt động vận hành, bảo dưỡng.

Thứ hai, xây hồ chứa nước rộng 200 ha để chứa nước mưa cho toàn Thành phố. Hồ này sẽ tạo ra một hệ sinh thái động thực vật phong phú. Đi kèm với đó là các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch để tạo nguồn thu, trang trải chi phí bảo vệ và duy trì công trình. 

Chúng tôi dự tính cần khoảng 1,26 tỷ USD để thực hiện dự án này. Về phương án huy động vốn, chúng tôi đề xuất thực hiện theo phương thức PPP. Trong đó, đối tác tư nhân sẽ thiết kế, vận hành, xây dựng và bảo trì các công trình phòng chống ngập; chính quyền ban hành các chính sách và cơ chế để đảm bảo thu nhập của các nhà đầu tư một cách công bằng, minh bạch.

Hiện chúng tôi đã sẵn sàng xúc tiến dự án với đối tác để hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi vào cuối năm nay. Giai đoạn tiếp theo của dự án (nghiên cứu khả thi) sẽ mất thêm 2 năm nữa để hoàn thành và sau đó có thể đưa vào xây dựng.

顶: 71963踩: 89719