游客发表
发帖时间:2025-01-12 09:38:24
Quảng bá thương hiệu sản phẩm cho đồng bào MN&HĐ thông qua các hội chợ quốc gia và quốc tế.
Phát triển chưa như mong muốn
Tính đến năm 2010,àiĐánhthứctiềmnăsoi kèo tottenham vs man city số chợ và trung tâm thương mại tại địa bàn MN là hơn 2000. Các năm 2011, 2012, 2013, con số này có tăng lên nhưng không đáng kể, chiếm khoảng 1/4 tổng số chợ và trung tâm thương mại cả nước. Khu vực HĐ số lượng các loại hình cơ sở hạ tầng thương mại nói trên chỉ hơn 100, chiếm 1,3% tổng số mô hình đó của cả nước... Tương ứng với đó, lực lượng thương nhân vẫn còn mỏng, theo các năm 2010, 2011, 2012, 2013 số lượng thương nhân lần lượt là 42.000, 41.000, 45.000, 50.000, chiếm khoảng 7% tổng số thương nhân cả nước. Chiếu theo tỷ trọng về diện tích, số dân của khu vực này thì “lưng vốn” nói trên quả là ít, ảnh hưởng không nhỏ tới dòng chảy hàng hóa.
Nhiều chợ được xây dựng mới, nâng cấp khang trang, song có một số chợ cách xa khu dân cư, nơi dân cư thưa thớt nên không phát huy hết công năng. Đây là hệ lụy của duy ý trí, khảo sát chưa kỹ, đánh giá phiến diện.
Doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ địa bàn MN năm 2010 đạt 673 nghìn tỷ đồng; tại các địa bàn huyện đảo, huyện có xã đảo doanh số đó là 63 nghìn tỷ đồng. Trong các năm 2011, 2012, 2013, doanh số của khu vực này vẫn tăng chậm, chiếm khoảng 3% tổng doanh số nói trên của toàn quốc. Đó làm một trong những bằng chứng lý giải việc thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo của khu vực MN&HĐ cao so với mặt bằng chung cả nước.
Định hướng
Mục tiêu của Chương trình phát triển thương mại khu vực MN&HĐ giai đoạn 2015 -2020 là góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững: (1) Khai thác tiềm năng, khắc phục những khó khăn do điều kiện tự nhiên, tập tục lạc hậu, nhanh chóng đưa MN&HĐ tiến kịp miền xuôi (2) Nâng cao vị thế và đảm bảo vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh, (3) Thúc đẩy phát triển hài hòa và giải quyết các vấn đề dân tộc.
Trên cơ sở đó, về thương mại cần xây dựng và phát triển thương mại MN&HĐ bằng hệ thống phân phối hàng hóa và kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng tiếp cận hiện đại, văn minh, hài hòa với trình độ thương mại cả nước và quốc tế.
Doanh số bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân từ 10 - 12%/ năm. Chỉ tiêu này toát lên quyết tâm cao và kỳ vọng lớn về thương mại MN&HĐ vì tương đương với mức tăng doanh số bán lẻ và kinh doanh dịch vụ của cả nước trong mấy năm gần đây. Tới năm 2020, các xã khu vực MN&HĐ có chợ đạt theo bộ tiêu chí “Nông thôn mới”. Sản phẩm từ MN&HĐ đáp ứng tiêu chuẩn hàng XK và đưa vào hệ thống phân phối thị trường nội địa. Các chỉ tiêu về thương nhân, về nguồn nhân lực quản lý thương mại...cũng được nâng lên tương ứng.
Lộ trình hỗ trợ của Dự án EU-MUTRAP đối với Chương trình “Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 -2020”, nên chăng tập trung vào các nôi dung:
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chiến lược phát triển thương mại MN&HĐ bao gồm từ chủ trương đến hệ thống chính sách và giải pháp. Đánh giá lại cơ chế buôn bán biên giới trên bộ, tiến tới ký hiệp định thương mại biên giới với các nước láng giềng. Xây dựng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển”.
Hình thành đồng bộ, ổn định các kênh lưu thông hàng hóa cung ứng hàng công nghiệp, tư liệu sản xuất và đời sống. Tiếp tục triển khai mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Xây dựng mô hình phân phối hàng hóa, mạng lưới bán lẻ đặc thù. Lập đại lý bán hàng bám rễ vào địa bàn, dựng điểm bán hàng tại các chợ. Lựa chọn, khuyến khích thương nhân tham gia các hoạt động nói trên đi đôi với việc tăng cường quản lý, kiểm tra, kiềm chế gian lận thương mại.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là nguyên liệu, là hàng hóa tiêu dùng được sản xuất, chế biến từ khu vực MN&HĐ trên thị trường cả nước. Khuyến khích phát triển thương nhân, nhất là thương nhân tại chỗ đi đôi với thu hút thương nhân từ các vùng miền khác. Lựa chọn một số DN và hộ sản xuất, kinh doanh tiên tiến đưa sản phẩm nổi trội vào các siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống phân phối tại các thị thành trong nước.
Lựa chọn một số mặt hàng đặc trưng từ khu vực MN&HĐ có thương hiệu, mặt hàng có điều kiện hỗ trợ của những doanh nghiệp (DN) uy tín, năng lực dồi dào chào hàng XK.
Tiếp tục dùng XTTM làm đòn bẩy để hỗ trợ nhanh, hiệu quả tiêu thụ hàng hóa cho MN&HĐ trên thị trường nội địa hoặc XK. Lựa chọn những sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm mới, thêm tính năng, cải tiến chất lượng, có khối lượng đáng kể, ổn định…, hỗ trợ tham gia các hội chợ quy mô toàn quốc, phạm vi bộ, ngành, hiệp hội, liên vùng, từng vùng. Lựa chọn hàng hóa chất lượng cao, đặc sản tham gia hội chợ nước ngoài. Chương trình XTTM quốc gia tiếp tục ưu tiên hợp lý, bố trí những hạng mục có liên quan đến các địa phương có rừng núi, có đảo, những DN, sản phẩm từ khu vực này.
Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của khu vực MN&HĐ, hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa. Hỗ trợ cho các DN có những sản phẩm đã có thương hiệu uy tín tham gia các hoạt động XTTM. Duy trì, bảo vệ và phát triển các thương hiệu đã có. Thông qua các giải thưởng nhà nước, động viên các DN nỗ lực xây dựng thương hiệu sản phẩm và của DN.
Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại. Tập trung xây dựng các chợ theo hướng văn minh nhưng phù hợp với tập tục buôn bán tại địa bàn. Từng bước xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần thương mại như kho bãi, nhà xưởng gia công, làm bao bì, đóng gói, giao nhận, vận chuyển, từng bước mở ra buôn bán lớn, hiện đại.
Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ thương nhân, cán bộ nghiệp vụ, kỹ thuật cho các DN về năng lực hoạch định chiến lược, quản trị kinh doanh, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thiết kế mẫu mã.
Bồi dưỡng năng lực xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý, điều hành của bộ máy quản lý thương mại, đội ngũ chuyên môn chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, tác nghiệp sự kiện XTTM của những địa phương có rừng núi, có đảo.
Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ tài chính, tiền tệ. Mở rộng tín dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách; ưu tiên tín dụng đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa. Tạo điều kiện cho các DN hoạt động ở địa bàn MN&HĐ được tham gia các Dự án hỗ trợ quốc tế hoặc trong nước.
Áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực công tác vận động, tuyên truyền về kinh tế - thương mại MN&HĐ, xem đó không chỉ cho khu vực này mà vì sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của quốc dân, để công cuộc hội nhập và phát triển đạt mục tiêu cao cả.
Tiến hành những giải pháp trên cần quán triệt phương châm phát huy sức mạnh tổng hợp bằng liên kết giữa các bộ/ ngành, giữa trung ương với các địa phương, giữa địa phương với địa phương, vùng, miền, hiệp hội và cộng đồng DN...
TIN LIÊN QUAN | |
Bài 1: Thương mại - sự lựa chọn hàng đầu |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接