您现在的位置是:Thể thao >>正文

【nasaf qarshi】5 năm tới, thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 1.000 USD

Thể thao799人已围观

简介Diễn đàn đối tác phát triển năm nay có chủ đề "Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vữ ...

5 nam toi thu nhap binh quan dau nguoi tang them 1000 usd

Diễn đàn đối tác phát triển năm nay có chủ đề "Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững".

Phải vượt qua thách thức

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giai đoạn 2011-2015, kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015, thấp nhất 15 năm qua.

Tăng tưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao vào những năm cuối; chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%). Bình quân 5 năm 2011-2015 đạt khoảng 5,9%. GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 2.228 USD.

Một trong những thách thức khách quan với Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ đề cập đến là sự phục hồi chậm, khó khăn của kinh tế thế giới. Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, một mặt là đem lại thời cơ thuận lợi lớn cho phát triển, một mặt phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt gay gắt. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững, năng suất lao động thấp. Đây là thách thức Việt Nam phải vượt qua.

“Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận rằng những hạn chế về quản trị của Nhà nước với nền kinh tế, thể chế, đột phá cơ chế chính sách chưa đáp ứng kịp yêu cầu cho sự phát triển và hội nhập quốc tế; Chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực” – Thủ tướng chia sẻ.

Người đứng đầu Chính phủ đưa ra mục tiêu phát triển 5 năm tới 2016 – 2020 là phải “phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước”.

Trong đó, nếu 5 năm 2011 – 2015 tăng trưởng chỉ đạt khoảng gần 6%, thì mục tiêu 5 năm tới phải từ 6,5-7% và vĩ mô ổn định.

Nói về quan điểm phát triển giai đoạn tới, Thủ tướng cho biết: Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN tập trung vào vai trò tạo dựng thể chế, luật pháp, môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư kinh doanh; tạo mọi điều kiện để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế…

Đề cập đến giải pháp phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thể chế kinh tế thị trường có tính nền tảng để cải thiện hơn nữa tự do kinh doanh; xây dựng thể chế có tính gắn kết xã hội, nâng cao vai trò của tư nhân trong cung cấp dịch vụ công; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và xây dựng một nhà nước hiện đại, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế thị trường.

Cải cách thể chế là then chốt

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết sau giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng dưới 6%, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 5 năm tới, với mức trung bình 6,5-7%. Thu nhập bình quân đầu người, theo đó đạt 3.200-3.500 USD vào năm 2020, tăng khoảng 1.000 USD so với hiện nay.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cần giải quyết thách thức về năng suất lao động. Những năm gần đây, Việt Nam đã phục hồi tăng trưởng khá tốt sau giai đoạn suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, mức tăng năng suất giảm dần là vấn đề đáng quan ngại, hiện chỉ đạt gần 4%, trong khi Trung Quốc là trên 7% và Hàn Quốc là hơn 5% tại thời điểm các quốc gia này có trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay.

“Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không đảm bảo được tăng trưởng nhanh và bền vững đủ mức để từ đó Việt Nam có thể đi theo quỹ đạo như Hàn Quốc hay Đài Loan” – bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng cải cách thể chế đóng vai trò then chốt, bởi muốn tăng năng suất lao động thì phải tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh thực chất và bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

Tags:

相关文章