当前位置:首页 > La liga > 【bóng đá trực tuyến trực tiếp】Y tế đồng bằng khó phát triển vì thiếu bác sĩ

【bóng đá trực tuyến trực tiếp】Y tế đồng bằng khó phát triển vì thiếu bác sĩ

2025-01-10 21:03:35 [World Cup] 来源:Empire777

Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng cao,ếđồngbằngkhphttriểnvthiếubcsĩbóng đá trực tuyến trực tiếp diễn biến tình hình bệnh tật ngày càng phức tạp, thì nguồn nhân lực bác sĩ vẫn là nhân tố quyết định và luôn cần nhất, nhưng sao cho đủ và giữ chân được bác sĩ, là câu hỏi lớn.

Bài 2: Đủ bác sĩ đã khó, giữ được lại càng khó...

Nhiều giải pháp đã được nói đến, nhưng đủ bác sĩ là một chuyện, còn giữ chân được bác sĩ bằng cách nào lại là câu chuyện khác.

Nguồn nhân lực bác sĩ là nhân tố quan trọng để phát triển ngành y tế.

Đào tạo theo địa chỉ ngày càng khó

Nhiều năm qua, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ chủ yếu cho các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là thực hiện hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Để giải quyết được thực trạng thiếu nhân lực chung của vùng, hình thức đào tạo này là rất cần được duy trì. Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ: “Thời gian qua, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ rất quan tâm đào tạo và giữ lại loại hình đào tạo theo địa chỉ sử dụng, nếu không có trường đào tạo, các tỉnh rất khó. Số bác sĩ/vạn dân của Đồng Tháp hiện nay là 6,37. Mỗi năm tỉnh cần khoảng 100 bác sĩ. Tôi mong trường quan tâm đào tạo nhân lực y tế cho các tỉnh lâu dài để giúp các tỉnh gỡ khó nguồn nhân lực y tế thiếu bác sĩ hiện nay. Trong khi, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm nay đã ngưng đào tạo theo địa chỉ sử dụng rồi”.

Cũng với mong muốn này, ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, khẳng định: “Ngành y tế các tỉnh phát triển thời gian qua có sự đóng góp lớn của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu đào tạo bác sĩ các địa phương rất lớn, tình hình bệnh tật, người dân đến các bệnh viện ngày càng đông, nhiều bệnh viện quá tải. Đề nghị trường chủ động tham mưu, đề xuất về trên để tăng chỉ tiêu đào tạo. Thành phố Cần Thơ vẫn thiếu bác sĩ ở bệnh viện chuyên khoa, tuyến y tế cơ sở vẫn còn thiếu bác sĩ. Người dân khám bảo hiểm y tế rất phàn nàn ở tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu. Chúng tôi rất mong muốn được đào tạo nguồn nhân lực y tế nhiều hơn nữa. Cần Thơ sắp triển khai mô hình bác sĩ gia đình nhưng chưa có nguồn nhân lực để triển khai”.

Nhu cầu đào tạo nhân lực y tế vùng là rất lớn nhằm giúp các địa phương đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn.

Để chia sẻ khó khăn của các tỉnh, ông Nguyễn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, khẳng định: “Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trường sẽ tiếp tục đào tạo theo địa chỉ sử dụng để đáp ứng nhu cầu các tỉnh. Trường đã tìm hiểu nhu cầu nhân lực của vùng, khả năng nhà trường đào tạo khoảng 1.600 chỉ tiêu, nhưng năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt chỉ tiêu đào tạo của trường là 1.450, trong đó có 410 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng, xin thêm chỉ tiêu rất khó khăn. Số lượng nhu cầu các tỉnh lớn, nhưng có những tỉnh cử đi dự thi 11 người nhưng đăng ký đến 15 chỉ tiêu là chưa phù hợp. Năm tới, các tỉnh cần dự báo, dự kiến nguồn đưa đi để xin chỉ tiêu phù hợp hơn. Đồng thời, cần dành thời gian cho thí sinh ôn tập để đạt kết quả cao, nếu vừa học vừa làm sẽ khó ôn tập và kết quả không cao. Thực tế, chỉ tiêu vừa làm vừa học tuyển không đủ so với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho, do điểm thi các em quá thấp”.

Tình cảm, môi trường công tác tốt sẽ giữ chân bác sĩ ?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thanh Hiểu, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, là một trong hai bác sĩ có chuyên khoa lao của bệnh viện, chia sẻ: “Chuyên ngành hiếm ít có người đăng ký học, các em chê ngành này và e ngại, vì tỷ lệ lây bệnh cao dễ mắc bệnh nghề nghiệp dù hiện có chế độ đãi ngộ và chế độ phụ cấp nghề cao hơn các bác sĩ ngành khác nhưng vẫn chưa thu hút được. Nhiều năm công tác mới thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của bác sĩ làm công tác chống lao, không chỉ chữa bệnh cho một người mà chống lao, giảm tỷ lệ mắc lao trong cả cộng đồng. Không có bác sĩ chuyên ngành lao về công tác, chúng tôi lấy nguồn lực tại chỗ đào tạo lên, đang đưa 3 bác sĩ đi học chuyên khoa lao, bệnh phổi. Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển công tác điều trị bệnh ở bệnh viện và thực hiện các chương trình, dự án chống lao, bệnh phổi của tỉnh thời gian tới”.

Năm 2018, tỉnh Hậu Giang có 25 bác sĩ tốt nghiệp là đối tượng được đào tạo theo địa chỉ sử dụng, lực lượng này sẽ góp phần giải áp tình trạng thiếu nhân lực bác sĩ ở các trung tâm y tế và bệnh viện của tỉnh. Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, khẳng định: “Chúng tôi đã phân công các em về các cơ sở y tế. Nhiều em xin về Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy. Một số trung tâm y tế có hỗ trợ các em trong quá trình học các em ra trường có nguyện vọng về đó công tác. Đào tạo theo địa chỉ sử dụng các em có làm cam kết và có cam kết của gia đình, xác nhận của địa phương. Hiện nay, bệnh viện tư nhân trả lương rất cao, thu hút bác sĩ chuyên khoa là vấn đề khó khăn của tỉnh, đa số bác sĩ nghỉ việc của tỉnh là bác sĩ sau đại học. Một số trường hợp không phải vì thu nhập mà vì điều kiện phát triển để nâng cao tay nghề. Chúng tôi đã quan tâm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các trường hợp này, giúp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động ở các cơ sở y tế tốt hơn tạo điều kiện để bác sĩ phát huy hết năng lực và gắn bó với quê hương. Để giữ chân bác sĩ cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị này, có chính sách hỗ trợ cho các em đi học ngay từ lúc đầu các em mới về được. Cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các em”.

Với kinh nghiệm của mình, ông Ngô Văn Tán, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho rằng: “Làm sao để bác sĩ có tình cảm với quê hương, tạo môi trường làm việc tốt, thường xuyên truyền lửa cho anh em. Có những chương trình giúp đỡ cho y, bác sĩ như mái ấm ngành y,… để cán bộ y, bác sĩ cảm thấy cái tình, cái nghĩa mà gắn bó. Môi trường về cơ sở vật chất, điều kiện phát triển chuyên môn cho bác sĩ, việc đào tạo cho cán bộ, y, bác sĩ cần được quan tâm nhiều hơn nữa”.

Để tăng tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt theo yêu cầu đề ra đến năm 2020, các tỉnh bên cạnh quan tâm đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ thì cần thực hiện các giải pháp hiệu quả để có thể giữ chân bác sĩ bằng chính sách phù hợp và cái tình gắn bó với quê hương.

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读