会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định leverkusen vs】Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới!

【nhận định leverkusen vs】Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

时间:2025-01-27 20:37:23 来源:Empire777 作者:World Cup 阅读:285次
Chiến lược “nâng cấp” doanh nghiệp thời 4.0 Năng suất lao động tại Việt Nam: Có cải thiện nhưng thiếu đồng đều Năng suất lao động tại Việt Nam thấp so với các quốc gia trong khu vực

Nếu đo sự phát triển doanh nghiệp theo logic “chạy tiếp sức”,ângcấpdoanhnghiệplàquotmệnhlệnhquotchoviệcđổimớnhận định leverkusen vs sẽ thấy vấn đề tuổi thọ của doanh nghiệp Việt đáng lo ngại.

Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp “rút lui khỏi thị trường” tương đương 70-75% số doanh nghiệp “đăng ký thành lập”. Đây là một tỷ lệ không bình thường. Nó hàm ý số doanh nghiệp Việt “sống thọ” không nhiều. Một bộ phận lớn trong số chúng “chưa kịp lớn” đã “ra đi”.

hàng năm, số doanh nghiệp “rút lui khỏi thị trường” tương đương 70-75% số doanh nghiệp “đăng ký thành lập”
Hàng năm, số doanh nghiệp “rút lui khỏi thị trường” tương đương 70-75% số doanh nghiệp “đăng ký thành lập”

“Xu hướng này ngược lại khả năng sinh tồn cao của doanh nghiệp. Nó báo động chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thế giớI” - PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá.

Thậm chí, tình thế “nghịch lý” này được bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2023. Đơn cử, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường là 149,4 nghìn doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới đạt 103.658 doanh nghiệp.

Giá trị này tuy gấp 1,2 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2018-2022, nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2022 thì con số này vẫn giảm nhẹ khoảng 0,03%.

Đáng chú ý, số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 15,6% so với 8 tháng đầu năm 2022 lên tới 124,7 nghìn doanh nghiệp. Con số 8 tháng của năm 2023 đã cao hơn tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường cả năm của các năm từ 2018 đến 2021, gần bằng giá trị của cả năm 2022. Đây là một chỉ báo quan trọng cho thấy “sức khỏe” của khu vực doanh nghiệp đáng báo động.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, trong 30 năm qua, việc phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động đã đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình, hiện tại chúng ta vẫn đang tập trung vào hai yếu tố này chính là động lực tăng trưởng chính cho sự phát triển của nước ta. Nâng cấp doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động chính là mệnh lệnh cho việc đổi mới.

Đưa ra một nghịch lý khác, ông Lộc cho biết, hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh. Như vậy, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, chưa đáp ứng yêu cầu, năng suất lao động đang tụt hậu và chưa đáp ứng nhu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam là lực lượng chủ yếu phát huy các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khu vực doanh nghiệp thường xuyên đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc.

Trong thời gian qua, ngoài nguyên nhân khách quan của kinh tế toàn cầu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng có nhiều nguyên nhân từ trong nước, từ thể chế, chính sách. Và trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, để đưa nền kinh tế trở lại với quỹ đạo tăng trưởng cao thì cần tập trung tháo gỡ các rào cản, nút thắt từ thể chế, của chính sách đang cản trở sự phát triển.

Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước về đầu tư, tháo gỡ khó khăn mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu mỗi ngành, cấp cần lắng nghe tiếng nói, đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Nhưng hơn hết, bản thân các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực tạo dựng, phát triển uy tín, không ngừng đổi mới, sáng tạo để xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh... để đứng vững trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường khó khăn nhất.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
  • Vụ nước sạch sông Đà nhiễm bẩn: Chính thức khởi tố vụ án
  • Vợ chồng đại gia mua nhà gần nghìn tỷ, trả thẳng bằng tiền mặt gây choáng
  • ‘Cận cảnh’ Honda Accord giá 1,16 tỷ vừa ra mắt thị trường Đông Nam Á
  • Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
  • Sắp có bể bơi vô cực 360 độ đầu tiên trên thế giới đẹp long lanh
  • Xổ số Vietlott: Lộ diện chủ nhân trúng giải độc đắc hơn 17,7 tỷ đồng ngày hôm qua?
  • Trái mận và nông sản an toàn Sơn La đến với người tiêu dùng Thủ đô
推荐内容
  • Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
  • Hơn 450 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2019 lần 2
  • Giá xe Subaru cuối tháng 10/2019: Có mẫu giảm tới 200 triệu đồng
  • Độ ‘cuồng’ công việc của Bill Gates: Chỉ uống nước ngọt thay vì ra ngoài ăn uống
  • Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
  • Vinh danh 25 golfer xuất sắc nhất Vòng loại phía Nam FLC WAGC Vietnam 2019