当前位置:首页 > La liga > 【nhận định bóng đá nữ mexico hôm nay】Làm rõ cơ sở quy định cán bộ tín nhiệm thấp, không quá 10 ngày phải từ chức

【nhận định bóng đá nữ mexico hôm nay】Làm rõ cơ sở quy định cán bộ tín nhiệm thấp, không quá 10 ngày phải từ chức

2025-01-25 19:38:57 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777
Phiên họp thẩm tra của Thường trực Uỷ ban Pháp luật.

Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị lý giải rõ hơn cơ sở của việc xác định mốc thời hạn quy định trong dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm,àmrõcơsởquyđịnhcánbộtínnhiệmthấpkhôngquángàyphảitừchứnhận định bóng đá nữ mexico hôm nay bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân là 10 ngày để người được lấy phiếu có mức tín nhiệm thấp xin từ chức.

Như Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vnđã thông tin, tại tờ trình về việc ban hành Nghị quyết trên, Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đề xuất về thời hạn trong quy định hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Cụ thể, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì xin từ chức.

Trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm mà không từ chức thì Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận, thị xã, phường ở nơi không có Hội đồng nhân dân thì kể từ thời điểm có đề nghị của Hội đồng nhân dân quận, thị xã, Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định trong thời gian tối đa không quá 30 ngày.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo nghị quyết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 5 theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm bảo đảm việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định mới sẽ được thực hiện tại kỳ họp cuối năm 2023.

Việc này nhằm đáp ứng yêu cầu tại Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Về căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Dự thảo nghị quyết quy đinh khá nhiều nội dung, trong đó gồm cả việc thực hiện những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Qua rà soát, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, các căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm của dự thảo Nghị quyết còn thiên về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo mà chưa thể hiện được những nội dung thuộc thẩm quyền theo dõi, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, các căn cứ để đánh giá mức độ tín nhiệm chỉ nên tập trung vào những nội dung thuộc phạm vi thẩm quyền giám sát, đánh giá của Quốc hội, Hội đồng nhân dân (như: việc thực hiện các cam kết, lời hứa sau chất vấn, các kết luận, kiến nghị giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri,…) và các tiêu chí, căn cứ đánh giá cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức.

Những nội dung thuộc phạm vi theo dõi, đánh giá của cơ quan, tổ chức Đảng thì sẽ được xem xét, đánh giá khi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Quy định số 96-QĐ/TW. Do đó, đề nghị Ban Công tác đại biểu tiếp tục rà soát, chỉnh lý quy định này theo hướng ngắn gọn và phù hợp hơn đối với các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng cơ bản tán thành với quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết.

Tuy nhiên, cơ quan này đề nghị lý giải rõ hơn cơ sở của việc xác định mốc thời hạn quy định trong dự thảo Nghị quyết là 10 ngày để người được lấy phiếu có mức tín nhiệm thấp xin từ chức và 30 ngày để UBND có thẩm quyền xử lý đối với trường hợp Chủ tịch UBND có mức tín nhiệm thấp.

Bên cạnh đó đề nghị bỏ cụm từ “nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm” bởi nếu quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm hoặc miễn nhiệm đối với người có mức độ tín nhiệm thấp sẽ được thực hiện tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm thì sẽ không thể hiện sự uyển chuyển, tính linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Thường trực cơ quan thẩm tra cũng đề nghị quy định rõ trong dự thảo Nghị quyết trường hợp người giữ nhiều chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn mà không còn được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm thì xin từ chức hoặc bị miễn nhiệm đối với tất cả các chức vụ đang giữ. Bởi theo quy định của dự thảo Nghị quyết thì trong trường hợp này, Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện lấy phiếu một lần đối với các chức vụ mà người đó đảm nhiệm. 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读