Empire777Empire777

【bxh thổ nhĩ kỳ】DN cạnh tranh, hệ thống thể chế cũng phải cạnh tranh

Đây là ý kiến của ông Đậu Anh Tuấn,ạnhtranhhệthốngthểchếcũngphảicạbxh thổ nhĩ kỳ Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về chủ đề DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Ông Đậu Anh Tuấn PV: Thưa ông, năm 2016 đã bắt đầu với nhiều hứa hẹn, kỳ vọng về bước tiến mới của Việt Nam trong hội nhập. Ông đánh giá thế nào về những triển vọng cho giới doanh nghiệp, doanh nhân trong năm nay? - Ông Đậu Anh Tuấn: Đây là một câu hỏi rất phổ biến khi chúng ta bước vào năm 2016, với những dấu mốc quan trọng về hội nhập như gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc có hiệu lực, chuẩn bị triển khai FTA với EU, TPP… Những lợi ích cho DN từ bài toán hội nhập đã được nhắc đến nhiều, những cam kết, giảm thuế ai cũng thấy rõ. DN có thể có cơ hội để phát triển từ những cam kết như TPP, EU, hay các hiệp định thương mại thế hệ mới khác… Đó là những lợi ích cho DN đã được các nhà đàm phán hoan hỉ thông báo. Tuy nhiên, tôi rất lo ngại về hai vấn đề. Thứ nhất là liệu DN có cơ hội thụ hưởng những lợi ích đó hay không, vì sức khỏe của DN tư nhân như chúng ta đã thấy, rất hạn chế sau giai đoạn khó khăn vừa qua. Thứ hai là có nhiều tín hiệu đáng lo gần đây, chẳng hạn như tăng lương. Xu hướng tăng lương là đương nhiên, do chất lượng cuộc sống cao hơn, nhu cầu nhiều hơn. Nhưng điều bất hợp lý là mức độ tăng nhanh trong hai năm gần đây. Những khó khăn lại cộng dồn như là tăng lương, tăng bảo hiểm xã hội cùng lúc từ 1/1/2016. PV: Việt Nam vẫn được cho là nước có lợi thế về nhân công rẻ. Ông có thể giải thích rõ hơn về tác động của việc tăng lương đối với DN hay không? - Ông Đậu Anh Tuấn: Chính vì lợi thế về nhân công rẻ nên thực tế là đa phần DN tư nhân Việt Nam đang thâm dụng lao động, ngay cả DN FDI cũng vậy. Thâm dụng lao động có nghĩa sử dụng quá nhiều lao động trong sản xuất, việc này dẫn đến, khi tăng lương sẽ kéo theo chi phí cho nhân công tăng lên, nếu tăng quá cao thì không kế hoạch kinh doanh nào theo nổi. Có nhiều DN dự định tăng quy mô kinh doanh để đón đầu hội nhập, vì những lợi ích từ hội nhập chủ yếu cho các ngành mà Việt Nam thâm dụng lao động như là dệt may, da giày,… những ngành lấy công làm lãi. Nhưng với việc tăng đột ngột, tăng nhanh chi phí có thể khiến những ngành được cho là được hưởng lợi chết trước khi được hưởng lợi. Ví dụ như với các FTA, với TPP… cần đến vài năm để DN được hưởng lợi thì những tác động tiêu cực trước mắt đã khiến khả năng sống sót của họ giảm đi. Thực tế hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân của chúng ta rất khó khăn. Nếu có cách nào đó bóc tách được bức tranh của nền kinh tế Việt Nam, chỉ tính trên khu vực kinh tế tư nhân trong nước thì mới đánh giá được sức khỏe của nền kinh tế. Hiện nay có điều đáng ngại là bức tranh kinh tế đang hồng lên bởi các DN FDI, kim ngạch xuất khẩu của các DN này chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hoặc hơn. Bất cứ nước nào, nền kinh tế nào trên thế giới phát triển cũng phải dựa trên khu vực kinh tế tư nhân năng động. PV: Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để các DN tư nhân trong nước có thể phát triển tốt trong hội nhập, là trụ cột của nền kinh tế quốc gia? - Ông Đậu Anh Tuấn: Xương sống của nền kinh tế không thể dựa vào FDI. Mặc dù nguồn lực này rất quan trọng, nhưng phải duy trì ở tỷ lệ bền vững cho nền kinh tế. Do đó, tôi kỳ vọng sẽ có sự đột phá trong việc nhìn nhận, khẳng định về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nước trong Nghị quyết của Đại hội Đảng sắp tới, từ đó sẽ được thể hiện trong các chính sách cụ thể. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện, dự kiến thông qua vào cuối năm nay. Hy vọng từ đó chúng ta sẽ có bước đột phá trong hỗ trợ DN nhỏ và vừa bởi khu vực này rất cần những chính sách hỗ trợ thực chất hơn, tử tế hơn, để có thể cạnh tranh và phát triển. Khi chúng ta hội nhập, DN phải cạnh tranh là đương nhiên, cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Nhưng cùng với đó là chất lượng chính sách, chất lượng nhân sự trong khu vực công cũng phải cạnh tranh. Sẽ là không công bằng nếu DN cạnh tranh nhưng bản thân hệ thống thể chế không cạnh tranh. Các DN sẽ cạnh tranh ra sao nếu thủ tục hành chính vẫn “hành là chính”, hiện tượng nhũng nhiễu vẫn phổ biến, chi phí kinh doanh ngoài luồng rất cao…? Chất lượng thể chế, chất lượng chính sách là điều cần phải được chú trọng để nâng cao sức cạnh tranh của DN. PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Yến

赞(578)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【bxh thổ nhĩ kỳ】DN cạnh tranh, hệ thống thể chế cũng phải cạnh tranh