【bòngdanet】Một gia đình nhà giáo
Cẩn thận lau lại 2 tấm Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” được kết liền kề, bà Thu Hồng bảo với con gái: “Đây là tài sản quý báu của gia đình mình, các con hãy trân trọng và gìn giữ. Bởi nó là niềm tự hào và là niềm vinh dự lớn lao nhất cuộc đời cha mẹ. Rồi sau này con và chồng con sẽ có được phần thưởng cao quý ghi nhận sự nỗ lực và những đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”. Mẹ tin, truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ giúp các con vững vàng trong cuộc sống”.
Cẩn thận lau lại 2 tấm Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” được kết liền kề, bà Thu Hồng bảo với con gái: “Đây là tài sản quý báu của gia đình mình, các con hãy trân trọng và gìn giữ. Bởi nó là niềm tự hào và là niềm vinh dự lớn lao nhất cuộc đời cha mẹ. Rồi sau này con và chồng con sẽ có được phần thưởng cao quý ghi nhận sự nỗ lực và những đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”. Mẹ tin, truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ giúp các con vững vàng trong cuộc sống”.
Trong căn nhà giản dị ở ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, những bằng khen, giấy khen về thành tích dạy tốt, học tốt của cả gia đình được treo trang trọng. Duyên nghề gắn kết họ đến bên nhau, họ luôn cháy bỏng tình yêu thương với học trò.
Bà Phan Thu Hồng hạnh phúc bên con gái - cô giáo Đỗ Xuân Hồng và các cháu. |
Bà Phan Thu Hồng kể về người chồng quá cố của mình với tất cả tấm lòng thương yêu và trân trọng: “Suốt khoảng thời gian dài điều trị bệnh đến khi anh qua đời, anh vẫn nuôi dưỡng tình yêu với nghề giáo. Anh nói, niềm vui mỗi ngày là được đứng lớp giảng dạy, được nhìn những bước tiến của học trò trên con đường học vấn. Vì vậy, anh luôn nhắc nhở các con, phải sống trọn với nghề mình đã chọn, trung thực và không được phép có ý nghĩ thoái lui”.
Ánh mắt dõi về phía di ảnh, bà Thu Hồng nở nụ cười mãn nguyện, bồi hồi nhớ những năm tháng chia ngọt sẻ bùi, động viên vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống để giữ nghề cùng ông Ðỗ Thanh Hồng (nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân).
Sinh ra trong gia đình đông anh em ở xã Tân Hưng Tây, từ nhỏ, bà Hồng luôn ấp ủ ước mơ theo nghề dạy học. Năm 1968, do chiến tranh bom đạn, cha bà công tác bị lộ, địch bao vây đốt nhà, cả nhà bà vì thế phải sơ tán về huyện Trần Văn Thời. Lấy chồng năm tròn 21 tuổi, khi đó bà là giáo viên tiểu học. “Hồi đó được nhiều người để mắt đến, cũng ngỏ ý mà chưa chịu vì mộng ước học cao. Nào ngờ khi anh bước tới dạm ngõ, tôi liền gật đầu”, bà Thu Hồng cười hiền.
Ông Thanh Hồng là con liệt sĩ, học tại Trường Ninh Bình. Khi gặp bà, ông mới tốt nghiệp 12. Ham học, nhưng gia đình khuyên lấy vợ sớm để có người đỡ đần mẹ già, khi nghe bà Hồng có cùng ý niệm, nên bước tới. “Anh nói, tôi cũng ham học, nếu đồng ý thì em vừa đi dạy, vừa chăm mẹ già giúp tôi học xong. Ngày về, ta sẽ cùng giúp nhau tiến bộ”, bà Hồng kể.
Cưới nhau được 3 ngày, ông khăn gói lên tận Sài Gòn học đại học, lâu lâu mới có thư tay gửi về. Bà Hồng trọn đạo vợ hiền, dâu thảo. Phấn đấu dạy tốt, 3 năm sau, bà được đề cử học nâng tay nghề tại Trường Cao đẳng Sư phạm (CÐSP) Minh Hải (nay là Cà Mau - Bạc Liêu). Vừa nhập học được ít tuần, bà mang bầu cô con gái lớn, vừa vui, vừa ngập tràn lo lắng. Nhưng khi báo tin cho chồng, ông để bà được quyền quyết định, bởi ông hiểu ước mơ của bà là học lên để dạy cấp 2.
“Lúc đó gia đình khuyên tôi chỉ nên chọn 1 trong 2. Sẽ rất vất vả nếu tôi cùng lúc việc học và gồng gánh gia đình, sinh con. Nhưng tôi quyết giữ cả hai”, bà Thu Hồng bồi hồi. 5 ngày trước khi sinh, bà mới xin nghỉ phép. Sau khi sinh con gái được 2,5 tháng, bà lại bồng bế con lên thi lại các môn chưa thi xong. Thời khó khăn, không chỗ ăn ở, bà cột võng con trước hàng ba học để theo kịp chương trình. Mãi cho đến 2 năm sau đó, ông Hồng mới hoàn thành khoá học về dạy tại Trường CÐSP Minh Hải, bà học xong tiếp tục nghề giáo. Thời điểm đó, đồng lương giáo viên có lúc không trang trải nổi chi phí sinh hoạt nhưng vợ chồng bà vẫn động viên nhau gắn bó với nghề bằng tất cả tâm huyết của mình. Tạm gác nỗi lo kinh tế, mỗi giờ lên lớp, ông bà luôn mang đến những tiết học sinh động để học trò dễ tiếp thu, hứng thú với môn học Văn - Sử.
Ðến năm 1991, trong lần hiến máu cứu người, ông Hồng phát hiện mắc bệnh gan. Nhận thấy con đường vừa làm, vừa chữa bệnh không thể đảm bảo cuộc sống, cuối năm 1992, ông bà về quê nhà (xã Tân Hưng Tây) sang miếng đất, nhưng vẫn quyết theo nghề. Căn bệnh ngày càng làm sức khoẻ suy yếu, ông Hồng vẫn bám lớp, truyền đạt kiến thức cho học trò. Bàn tay bà quen với bảng đen phấn trắng, nay cần mẫn chăm sóc vuông tôm, vườn nhà, cả những việc nặng nhọc. Thương bà, xóm giềng khuyên thôi việc, làm kinh tế luôn cho đỡ nhọc, bà lắc đầu thẳng thừng, quyết không bỏ nghề. Những năm đó, trường, lớp ọp ẹp, thiếu thốn đủ thứ, phải dạy ca 3. Yêu nghề, ông Hồng cho mướn lại mấy miếng vuông để vợ chồng chuyên tâm nghề giáo.
Trường THCS Tân Hưng Tây khang trang, vững chắc như hôm nay có công góp sức không nhỏ của ông bà Hồng. Theo lời bà, mảnh đất nơi trường toạ lạc trước đây là mảnh đất những ngày đầu về lại quê hương ông bà sang được. Năm 1993, trên huyện đầu tư về xã 3 phòng học mái ngói khang trang nhưng xã không tìm được đất xây dựng. Vừa được xã ngỏ ý, ông bà Hồng gật đầu chuyển nhượng lại, còn phần mình thì “ở đậu” nơi khác. Gắn bó với trường với vai trò hiệu trưởng, trong suốt những năm công tác, ông Hồng tranh thủ mọi sự vận động cùng địa phương góp sức làm nên “cơ ngơi” hôm nay.
Ngót 15 năm giữ chức hiệu trưởng, nhiều lần ông được đề cử luân chuyển cán bộ, song ông vẫn “trụ” ở quê nhà. Ðến năm 2006, vì sức khoẻ yếu, ông xin thôi làm hiệu trưởng, chỉ làm giáo viên đứng lớp, giảng dạy bộ môn Lịch sử. Bà Hồng cho biết: “Thời còn làm hiệu trưởng, dù sức khoẻ yếu, nhưng khi được Phòng Giáo dục cử tham gia lớp nâng cao sau đại học, ông không chần chừ mà nhận liền. Cùng lúc đó, tôi được tạo điều kiện học đại học từ xa 5 năm. Anh động viên tôi theo tới cùng. Ðó cũng là năm cô con gái lớn liên thông đại học. Còn thằng út đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào Trường Ðại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm đầu tiên. Vậy là cả nhà cùng đi học. Anh giao rõ: học là phải học tốt, học đến cùng. Tuy không đề ra thành tích, nhưng mỗi cá nhân đều mang về những tấm giấy khen, giấy chứng nhận loại ưu”.
Là tấm gương cho các con, vợ chồng ông bà luôn sống hoà thuận, bình đẳng, chia sẻ những khó khăn, vất vả trong cuộc sống và quan tâm giáo dục các con tính tự lập.
Chị Ðỗ Xuân Hồng (hiện là giáo viên Trường THCS Tân Hưng Tây) bộc bạch: “Cha luôn là người truyền lửa nhiệt tâm cho tôi. Ông dạy tôi cách sống mạnh mẽ, cách nhìn nhận mọi vấn đề theo chiều hướng tốt và trách nhiệm”. Chị kể về bước ngoặt cuộc đời mình, khi đó chị đang theo học ngành Luật tại Trường Ðại học Cần Thơ. Biết đó không phải là ước mơ của con gái, ông Hồng lên tận nơi, hỏi chị: “Bây giờ con thích học gì?”. Chị Hồng lưỡng lự. Ông nói: “Nếu con muốn tiếp tục học, cha sẽ cố gắng lo cho con bằng mọi giá. Nhưng khi con đã quyết định thì phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Ðừng để sau này phải nói chữ “nếu” hay “giá như"". Cuối cùng chị chọn quay về lại Cà Mau học trường CÐSP để theo nghề giáo. Ông Hồng quả quyết: “Con đã chọn, thì không được hối tiếc”. "Có lúc tôi chán nản với những bất công, muốn làm cho qua loa, cha lại nhắc rằng: “Khi con phát biểu cho 1.000 người nghe, có thể 990 người phớt lờ con, nhưng sẽ có 10 người lắng nghe con nói, họ sẽ đánh giá năng lực, phẩm chất của con". Chính những lời răn dạy ấy đã biến mọi hành động, suy nghĩ của tôi trở nên trách nhiệm hơn", chị Ðỗ Xuân Hồng cho biết.
Ông Hồng qua đời ở tuổi 54 (năm 2013). Dẫu biết trước bất trắc, nhưng là cú sốc tâm lý lớn cho cả gia đình chị. Khi đó, chị Xuân Hồng vừa mang thai đứa con thứ hai được 9 tuần, còn em trai chị, Ðỗ Duy Hồng, chuẩn bị thi tốt nghiệp đại học. Bà Thu Hồng trở thành điểm tựa của các con. Bà nén đau buồn, động viên các con phấn đấu vượt qua mất mát của gia đình.
Ðối với chị Xuân Hồng, ký ức sâu sắc về người cha đáng kính luôn là động lực thúc giục chị vượt qua trở ngại trong cuộc sống. Ngay từ ngày nhận hung tin bệnh tình cha trở nặng, sự sống như ngọn đèn trước gió, chị vực dậy chính mình, dẫu sức khoẻ chị yếu ớt từ năm 13 tuổi, vì mắc phải căn bệnh ban bạch (ban trắng), phải thuốc thang triền miên. Chị mong muốn được san sẻ gánh nặng oằn trên vai mẹ, trợ sức cho đứa em trai sắp được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng. Chị tìm kế kinh doanh bán hàng qua điện thoại, tham gia cộng tác cho các tờ báo địa phương: Báo ảnh Ðất Mũi, Báo Cà Mau, các trang thông tin điện tử. Ngoài công tác giảng dạy, chị còn tham gia các hoạt động của ngành giáo dục như làm MC, tổ chức ngoại khoá, các hội thi tiểu phẩm; cộng tác chuyên môn với Phòng GD&ÐT: chấm thi học sinh giỏi, chấm thi giáo viên giỏi.
10 năm công tác tại ngôi trường “truyền thống” của gia đình, thành công nhất với chị chính là bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở bộ môn Văn và Văn hay - Chữ tốt; đến nay đã có gần 50 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp; trong đó có 1 em đoạt giải cấp khu vực ÐBSCL về Văn hay - Chữ tốt, là giải thưởng cao đầu tiên của tuyến huyện thời điểm 2009. Với những thành tích xuất sắc qua các phong trào thi đua, năm 2015, chị được UBND tỉnh trao tặng bằng khen. Ðảm việc trường, giỏi việc nhà, hiện chị Xuân Hồng hạnh phúc bên gia đình có mẹ là bà Thu Hồng và chồng cũng là giáo viên dạy cùng trường, cùng 2 con ngoan, lễ phép.
Mỗi khi nhắc nhớ về ông Hồng, ánh mắt những thành viên gia đình luôn rạng lên niềm tự hào và kính trọng. Ông ra đi khi đã hoàn thành nhiệm vụ với Ðảng, Nhà nước. Hàng xóm, bạn bè, thân hữu vẫn thường thăm nom, kể chuyện tận sức, tận tâm vì sự học của quê hương của người thầy giáo đáng kính xã nhà. Còn bà Thu Hồng năm nay cũng vừa nghỉ hưu, hài lòng với cuộc sống tuy không giàu có về vật chất nhưng con cái đều thành đạt, đứa tiếp nối nghề giáo của vợ chồng bà, đứa tuy không theo nghề giáo, nhưng cũng là thầy thuốc, nghề cao quý chữa bệnh cứu người. Dịp 20/11 hằng năm cả gia đình nhận được rất nhiều hoa, lời chúc mừng, cùng những tình cảm chân thành của bao thế hệ học trò.
“Nhìn lớp lớp học trò trưởng thành, nên danh, nên tiếng, những người thầy như chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Sự học còn mãi, các thế hệ thầy cô sẽ không ngừng nỗ lực nâng bước các em. Tôi tự hào về nghề giáo - nghề cao quý!”, bà Thu Hồng bộc bạch./.
Bài và ảnh: Băng Thanh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Thành lập Tổ công tác quản lý thị trường về thương mại điện tử
- ·Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh: Thi đua hoàn thành nhiệm vụ, mừng Tết Độc lập
- ·Địa phương thứ 6 khai mạc đại hội thể dục thể thao cấp huyện
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Điền kinh VN giành 2 HCV tại giải Grand Prix châu Á
- ·Cục Quản lý thị trường Hà Nội bàn giao 126.116 chiếc khẩu trang cho Sở Y tế Hà Nội
- ·TPHCM: Hai ngày xử phạt gần 70 trường hợp lái xe uống rượu, bia
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bệ đỡ cho tăng trưởng
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Bộ Tài chính đề xuất sửa quy định về kế toán hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Truy tìm 3 đối tượng đi xe máy biển giả, cướp 1 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc
- ·Sương mù kèm bụi mịn dày đặc tại Hà Nội: Đâu là nguyên nhân?
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Lợi ích từ Biển Đông kích động lòng tham
- ·Quản lý thị trường Hậu Giang chặn đứng 6.000 lít xăng E5
- ·Hội thao dân tộc Khmer huyện Vị Thủy: 104 vận động viên tham gia
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Bóng đá trẻ Việt Nam đơm hoa kết trái