【ban diem anh】Thủ tướng: Không được quên 'kinh nghiệm xương máu' khi chưa có vắc xin
Cùng dự phiên họp có các Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Tham dự phiên họp được kết nối trực tuyến tới các địa phương có bí thư, chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Vắc xin vẫn là vũ khí quyết định
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá về tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực và trong nước, những diễn biến mới, khác, những điểm phức tạp, những kết quả đạt được, những mặt chưa được, phân tích các nguyên nhân, đưa ra mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, giải pháp để tiếp tục cuộc chiến chống Covid-19 thời gian tới.
Vừa qua, đã xuất hiện biến chủng mới ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, có nước xuất hiện hàng trăm nghìn ca mắc mới mỗi ngày, trong khi kinh nghiệm cho thấy các nước phát triển thường bùng phát dịch trước Việt Nam khoảng vài tháng.
Ở trong nước, vẫn có nơi, có lúc còn lơ là, chủ quan sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đặc biệt là tốc độ tiêm vắc xin còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra, trong đó có việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và mũi thứ 3 cho người từ 12 đến 17 tuổi, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo.
Thủ tướng nêu rõ, phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch... Trong đó, thực tiễn cho thấy vắc xin vẫn là vũ khí quyết định, cùng với việc củng cố, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở. Việc tiêm vắc xin là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng.
Thủ tướng nhắc lại "kinh nghiệm xương máu" khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhanh, khó lường, chưa tiếp cận được vắc xin do vắc xin khan hiếm trên toàn cầu, chưa có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch, năng lực y tế hạn chế, chúng ta buộc phải dùng các biện pháp hành chính để chống dịch, vừa lúng túng, bị động, vất vả, vừa nhiều mất mát, hy sinh, vừa ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội.
"Xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, chúng ta không bao giờ quên được những ngày tháng khó khăn như vậy", Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu thẳng thắn thảo luận về nguyên nhân khiến có nơi, có lúc còn chủ quan, lơ là với dịch bệnh, tốc độ tiêm vắc xin chưa đạt mục tiêu đề ra, các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. Cùng với đó là các giải pháp bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống, điều trị các loại dịch bệnh khác…
Bùng phát trở lại tại một số quốc gia
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 4/7/2022, tổng số ca mắc trên thế giới vượt 554 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron, nhất là tại khu vực châu Âu. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật châu Âu (ECDC) khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó, như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vắc xin được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể SARS-CoV-2 (bao gồm cả biến thể phụ BA.5). Do đó, các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó, như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 9.014.374 ca mắc (83,9%), 8.317.083 người đã khỏi bệnh (92,3%), 10.693 ca tử vong (0,1%). Tích lũy đến nay, cả nước ghi nhận 10.748.639 ca mắc, có 9.708.984 người khỏi bệnh (90,3%), 43.087 ca tử vong (0,4%).
Từ ngày 15/3 đến nay, cả nước ghi nhận 4.368.193 ca mắc, 1.610 ca tử vong (tỉ lệ chết/mắc là 0,04%, đã giảm mạnh so với 3,5 tháng trước đó với tỉ lệ chết/mắc là 0,25%). Trong tháng 6 vừa qua, số mắc chững lại ở khoảng 600-700 ca mắc trong ngày; số trường hợp nặng, tử vong tiếp tục giảm. Trong 30 ngày qua, tỉ lệ chết/mắc là 0,02%, trong đó số mắc giảm 4,5 lần và số tử vong giảm 10 lần so với tháng trước đó, có 24 ngày cả nước không ghi nhận ca tử vong.
Đến hết ngày 3/7/2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 233 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 (tỉ lệ sử dụng đạt 97,3%). Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỉ lệ tiêm các mũi 1, 2, 3, 4 tương ứng xấp xỉ 100%, 100%, 67,6% và 31,1%; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm các mũi 1, 2, 3 đạt tỉ lệ xấp xỉ 100%, 98,7% và 10,6%; trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm các mũi 1, 2 đạt tỉ lệ xấp xỉ 52,6% và 20,3%.
Hiện nay, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới: Tỉ lệ bao phủ mũi 2 trên tổng dân số đạt xấp xỉ 80%, vượt 30% so với mục tiêu của WHO; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao gấp đôi tỉ lệ trung bình trên thế giới; tỉ lệ tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia chấu Âu như Ý, Đức, Mỹ, Đan Mạch, Ba Lan...
Tuy nhiên, Bộ Y tế đánh giá tốc độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 vẫn còn chậm, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Có tình trạng tồn đọng nhiều vắc xin Covid-19 tại Trung ương và các địa phương, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vắc xin và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.
Theo Bộ Y tế, trên thế giới, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã xuất hiện tại Việt Nam. Biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2 (biến thể phụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay). Do đó, trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng ở nước ta. Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5.
Bộ Y tế nhân định, tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của Covid-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch (mắc phải hoặc do tiêm vắc xin) giảm theo thời gian và độ bao phủ vắc xin; khối cảm nhiễm; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống của Việt Nam. Do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới. Tuy nhiên, số liệu báo cáo từ các nước châu Âu, Nam Phi khi biến thể phụ BA.5 xuất hiện thì mức độ lây lan nhanh với tốc độ tăng số mắc hàng ngày của biến thể phụ BA.5 khoảng 12-13% so với biến thể BA.2 và sẽ từng bước thay thế biến thể phụ BA.2.
Do vậy, hệ thống giám sát, đáp ứng phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.
-
Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạnAgribank ra mắt dịch vụ mở tài khoản trực tuyến, thúc đẩy giao dịch online trong mùa dịchTS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản có khó khăn nhưng không “khủng hoảng”Hưng Thịnh Incons bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới để hiện thực hóa mục tiêu dài hạnQuan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước nàyHà Nội cần bố trí quỹ đất xây dựng trường họcKho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư côngLời dặn dò xúc động của NSND Ngô Đặng Cường khi sang Trung Quốc thăm con gáiCộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn ngườiTrái ngọt của nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam
下一篇:Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·The Arena Cam Ranh đã đóng tiền sử dụng đất
- ·Kho bạc Nhà nước kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid
- ·Giải mã nguồn cung và tin đồn hấp thụ sản phẩm trên thị trường địa ốc phía Nam
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Những điểm đáng chú ý trong Luật đầu tư mới của Algeria
- ·HoREA kiến nghị cho chủ đầu tư nhận đặt cọc 5% giá bán bất động sản
- ·Kim Jaejoong sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Nhà đầu tư bất động sản dồn lực “gom hàng” số lượng lớn nhằm đón sóng tăng trưởng của chu kỳ mới
- ·'Kẻ trộm mặt trăng 4' thu 48 tỷ sau 3 ngày, đè bẹp phim của NSND Việt Anh
- ·Tran Anh Group tri ân phái đẹp nhân ngày 20/10
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Sao Việt 10/7/2024: NSƯT Mỹ Châu tuổi 73 sống viên mãn, Quỳnh Nga gợi cảm
- ·Vụ sập cầu Baltimore gây lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Hà Nội: Siết chặt kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu
- ·Captain America mới chính thức lộ diện, đối đầu với siêu ác nhân Red Hulk
- ·Nhà ở vừa túi tiền
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Dược sĩ Tiến: 'Tôi tôn trọng Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đặng'
- ·Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc gửi thư chúc mừng nhân ngày Truyền thống ngành Tài chính Việt Nam
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Chuyện đau lòng trong gia đình Brad Pitt: Con gái ruột đăng báo từ bỏ họ bố
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Thị trường bất động sản phía Nam khởi sắc nhưng khó đột biến trong ngắn hạn
- ·Đà giảm của VN
- ·Thủ tướng yêu cầu chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng tết cho người dân vui xuân đón tết
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Hoàn thành khoảng 300 đồ án quy hoạch sau Thủ đô mở rộng
- ·Sẽ trình Quốc hội quyết định lại tỷ lệ điều tiết của địa phương
- ·Chọn cổ phiếu nào cho giai đoạn hậu giãn cách?
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cấp vụ