【bd nhan dinh】Tìm công nghệ phù hợp cho doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả
Doanh nghiệp sản xuất gia tăng sức cạnh tranh nhờ chuyển đổi số | |
Doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng kinh tế với chuyển đổi số | |
Thúc đẩy tăng năng suất từ “cú hích” số hóa |
Ngày 11/5,ìmcôngnghệphùhợpchodoanhnghiệpchuyểnđổisốhiệuquảbd nhan dinh tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Công ty Cổ phần MISA phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam ((VINASA), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ TP Hà Nội tổ chức toạ đàm: “Công nghệ tiên phong - Vận hành tối ưu”.
Các chuyên gia chia sẻ về thực trạng và lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Tọa đàm. |
Chia sẻ về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện nay, ông An Ngọc Thao, Phó Tổng thư ký VINASA cho hay, Hiệp hội đã xây dựng khung hướng dẫn về chuyển đổi số cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất với 3 cấp độ.
Cấp độ đầu tiên là “sẵn sàng”, chính là việc áp dụng các ứng dụng về văn phòng số, giúp tối ưu hóa nguồn lực và quy trình vận hành. Cấp độ thứ hai là “tăng trưởng”, tức là áp dụng các giải pháp để tự động hóa toàn bộ quy trình vận hành, bán hàng, giao dịch, từ đó tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Cấp độ cao nhất là “đột phá”, thu thập dữ liệu từ 2 cấp độ trước để có dữ liệu lớn, phát triển các giải pháp thông minh, giúp doanh nghiệp đưa ra mô hình, trải nghiệm mới dành cho khách hàng.
Vì thế, ông An Ngọc Thao cho biết, 40% doanh nghiệp Việt Nam mong muốn sử dụng ngay nền tảng công nghệ số liên quan đến quản trị, văn phòng. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thì cần có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trong chuyển đổi số. Nếu gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có mong muốn sử dụng nền tảng công nghệ trong vận hành doanh nghiệp thì đây sẽ là dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp công nghệ cung ứng giải pháp, phần mềm cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chia sẻ thực tế tại tọa đàm, TS. Đỗ Đình Long, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Công ty tư vấn quản lý OD CLICK cho biết, kết quả nghiên cứu của Ban Chuyển đổi số Quốc gia cho thấy, có tới 48% doanh nghiệp Việt Nam mua phần mềm xong 2 năm sau thì… vứt đi do liên quan đến sự tương thích khi vận hành hệ thống.
Theo ông Long, nếu công nghệ không phù hợp sẽ khiến chi phí vận hành của doanh nghiệp bị cao lên mà không đem lại hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư công nghệ hiện đại nhất từ nước ngoài nhưng lại gặp khó khăn khi công nghệ bị lỗi phải nhờ chuyên gia nước ngoài sang khắc phục, khiến doanh nghiệp tốn thêm thời gian và chi phí.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, lợi nhuận suy giảm, các thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và lạm phát như hiện nay, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho biết có nhiều doanh nghiệp tìm đến các công nghệ chuyển đổi số để thay đổi hoạt động. Đây là yêu cầu tất yếu từ thị trường để các doanh nghiệp có thể tăng cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo ông Mạc Quốc Anh, để tránh những khác biệt về công nghệ, văn hóa, pháp luật cũng như tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa nên sử dụng công nghệ, phần mềm của những doanh nghiệp trong nước.
Hiểu được những mong muốn này của doanh nghiệp trong nước, bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc MISA cho biết, Công ty đã đưa ra những giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, thay vì các phần mềm rời rạc, MISA hiện đã cung cấp một nền tảng số tích hợp từ nền tảng doanh nghiệp hợp nhất đến nền tảng kế toán dịch vụ, kết nối với các cơ quan bên ngoài như thuế, hải quan, ngân hàng, tìm kiếm nhân sự hay mạng xã hội… giúp doanh nghiệp gia tăng tiện ích khi sử dụng.
Cũng theo bà Thúy, không chỉ đáp ứng những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa mới thành lập với chi phí từ 0 đồng cho tới vài triệu đồng hay vài chục triệu đồng, công nghệ của MISA còn đáp ứng, làm theo đơn đặt hàng từ nhu cầu của những doanh nghiệp lớn.
Do đó, để góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, kiến tạo văn hoá làm việc số trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn từ nền kinh tế bên ngoài, MISA đã công bố “Chương trình tặng giải pháp Văn phòng số cho 10.000 doanh nghiệp”. Kết quả từ quá trình triển khai bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số cho các doanh nghiệp cho thấy chuyển đổi số giúp công tác vận hành tiết kiệm 25% chi phí, tăng 47% hiệu suất và 32% lợi nhuận. MISA AMIS Văn phòng đã đạt giải thưởng Sao Khuê 2023 do VINASA trao tặng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho dự án, đất đai để phát triển kinh tế
- ·Tạo dựng môi trường năng động, mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư
- ·Kinh tế 2020 qua đánh giá bổ sung của Chính phủ
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Chân dung giới siêu giàu châu Á đời thực
- ·Chủ tịch Thừa Thiên Huế đi kiểm tra tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
- ·CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng: LG bán mảng sản xuất smartphone là đúng đắn
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Thực hiện hiệu quả các giải pháp, bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Thu ngân sách đạt 123% kế hoạch năm
- ·Đề nghị khắc phục tình trạng tinh giản biên chế cơ học
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Hiệp định UKVFTA sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/5/2021
- ·Chủ tịch nước trình Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
- ·Thị trường chứng khoán tăng nóng, mỗi tuần Trung Quốc đều có thêm tỷ phú USD
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước