【lịch thi đấu trung quốc】'Đừng đốt'
Tháng 4 năm nay vừa tròn 15 năm phim Đừng đốtra rạp và 19 năm hai cuốn nhật ký di vật của liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm trở về với gia đình chị. Dư âm những dòng viết của người con gái thanh niên xung phong năm nào cũng như cuốn phim điện ảnh nổi tiếng vẫn gợi nhiều xúc cảm.
Thay vì tái hiện cuộc đời của chị Thùy (cách gọi thân mật bác sĩ Đặng Thùy Trâm),Đừngđốlịch thi đấu trung quốc đạo diễn Đặng Nhật Minh kể về số phận của cuốn nhật ký, qua 35 năm lưu lạc từ chiến trường Nam Việt Nam đến đất Mỹ rồi trở về Hà Nội. Nó vừa truyền lửa vừa ám ảnh không thôi người cựu binh mang nó bên mình. Theo từng câu chữ trong hai cuốn sổ, cuộc đời chị Thùy hiện lên qua cảm nhận của những người đọc nó.
Cảm hứng sáng tác từ câu nói bâng quơ
Trong hồi ký "Điện ảnh và cuộc đời", đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh ghi chép tỉ mỉ về hành trình ra đời của phim Đừng đốt. Theo đó, cuối năm 2005, cả nước lên cơn sốt về cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ - bác sĩ. Hòa chung không khí ấy, nhà làm phim mua sách về đọc và cảm thấy thương xót cho một tâm hồn đa cảm, mong manh dễ vỡ nhưng bị ném vào chiến trường ác liệt. Cùng họ Đặng, cùng quê gốc ở Huế và lớn lên ở Hà Nội, ông tìm thấy kết nối đặc biệt với tác giả của những câu chữ nhật ký chiến tranh.
Khi đạo diễn đưa dì ruột đến thăm gia đình liệt sĩ, bà Đặng Kim Trâm, em gái út của liệt sĩ, nói một câu bâng quơ: "Anh Minh làm phim theo cuốn nhật ký của chị em thì tốt quá". Khi ấy, đạo diễn chưa nghĩ đến việc này, bởi cuốn sách khó chuyển thể.
Sau lần gặp gỡ Frederic Whitehurst, cựu binh Mỹ gìn giữ cuốn nhật ký, vào tháng 5/2008, ông thay đổi suy nghĩ. "Điều mà người con gái bên kia chiến tuyến chinh phục tâm hồn người cựu binh Mỹ là tình thương yêu con người, đồng đội, tình cảm nhớ nhung tha thiết dành cho người nhà", đạo diễn viết.
Về Hà Nội, đạo diễn bắt tay viết kịch bản. Viết xong, ông chưa biết gửi đi đâu, lại nghe nói nhiều hãng phim đã chỉ định êkíp làm phim chuyển thể từ cuốn nhật ký. Đúng lúc này, ông nhận được điện thoại của cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Phúc Thành, trao đổi về việc dựng phim về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Như vận mệnh sắp sẵn, đứa con tinh thần đạo diễn ấp ủ được thành hình.
Gian nan tìm nữ chính
Đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh cho rằng thành bại của phim nằm ở việc tìm nữ chính. "Không chọn diễn viên chính xác coi như bao nhiêu công sức đổ xuống sông xuống biển", ông tâm niệm.
Qua hai vòng casting với gần 100 ứng viên, đạo diễn vẫn chưa tìm được gương mặt Đặng Thùy Trâm như mong muốn. Từ chối đăng báo tuyển người vì không thích phô trương, ông lẳng lặng tuyển chọn đợt ba. Và lần này, chị Thùy trên màn ảnh thực sự xuất hiện.
Đó là Minh Hương, một biên tập viên truyền hình (không phải Minh Hương đóng Nhật ký Vàng Anh). Cô đáp ứng được ba tiêu chí đạo diễn đưa ra: chưa từng xuất hiện trên phim; biết đóng phim vì từng tham gia khóa học diễn xuất; mang gương mặt trong sáng, tự nhiên, không kẻ nhỏ lông mày như nhiều diễn viên thời ấy.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh bày tỏ tâm đắc: "Chưa có kinh nghiệm đóng phim nhưng nhờ bản chất thông minh, Minh Hương hoàn thành xuất sắc vai diễn. Tôi chưa gặp diễn viên trẻ nào thông minh như cô". Theo lời ông kể, Minh Hương tự lồng tiếng và thể hiện giọng hát của Đặng Thùy Trâm trong phim.
Nhập vai dung dị, Minh Hương bộc lộ vẻ tháo vát, nhiệt tâm của cô gái thanh niên xung phong. Nỗi nhớ bố mẹ, các em; niềm tiếc nuối mối tình dang dở; lòng trắc ẩn khi chứng kiến thương bệnh binh đau đớn vì bom đạn được cô thể hiện giàu cảm xúc. Qua phần hóa thân của cô, chị Thùy hiện lên là cô gái trẻ sẵn lòng hy sinh cuộc đời riêng vì hòa bình dân tộc, nhưng vẫn giữ cho mình một chút mộng mơ, kiêu kỳ của người con gái xứ Huế lớn lên ở đất Hà thành.
Dự án 11 tỷ đồng vừa vất vả vừa thuận lợi
Theo đạo diễn Đặng Nhật Minh, phim Đừng đốtđược nhà nước cấp 11 tỷ đồng sản xuất. Đây là con số khá lớn so với mặt bằng chung phim nhà nước đương thời, nhưng chưa phải cao nhất. Phim được kiểm soát chi phí rất nghiêm ngặt. Hoàn thành các cảnh quay ở Mỹ, êkíp đợi bốn tháng mới được Bộ Tài chính duyệt tiếp tiền quay ở Việt Nam. Đạo diễn tâm sự có lúc, ông tưởng như đoàn rã đám.
Với khâu âm nhạc, NSND Đặng Nhật Minh muốn hợp tác với nhạc sĩ và dàn nhạc ở châu Âu, nhưng hãng phim phê duyệt chỉ 100 triệu đồng. Biết chuyện, vợ chồng con gái ông đã chi tiền cá nhân, mời ông sang Hungary và bù thêm cho chi phí âm nhạc.
Có phần trắc trở về kinh phí nhưng Đừng đốt khá thuận lợi trong sáng tạo nghệ thuật. Đạo diễn cảm nhận dự án được hương hồn liệt sĩ Đặng Thùy Trâm phù hộ, dẫn dắt.
Cuốn phim Việt trên đất Mỹ
Đừng đốt có một phần ba thời lượng diễn ra ở Mỹ và những thước phim đầu tiên cũng được bấm máy tại bang New Jersey. Êkíp tại trời Tây kết hợp người Việt Nam, người Mỹ và Việt kiều. Làm việc, ăn uống và ngủ nghỉ hai tuần tại bối cảnh, họ gắn kết như một gia đình.
Ở Việt Nam, cảnh đầu tiên được ghi hình là cảnh kết của phim, thực hiện trên con đường nhựa từ Nội Bài lên Vĩnh Phú. Nhìn hình ảnh người con gái mặc sơ mi trắng, tóc xõa sau lưng, đạp xe đi về phía xa, đạo diễn bỗng gai gai trong người.
Loạt bối cảnh thời chiến được phục dựng rải rác dọc đất nước. Một làng quê của Quảng Ngãi được dựng tại Đồng Mô, cách Hà Nội 40 km. Để tạo tính chân thực, đội thiết kế chở những cây dừa từ Thanh Hóa ra trồng trong làng.
Bệnh xá nơi chị Thùy làm việc được dựng trong cánh rừng khu K9, huyện Ba Vì, Hà Nội, nơi bảo quản thi thể chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người vừa mất. Căn cứ quân đội Mỹ được thi công trong sân bay Tân Sơn Nhất. Bãi đáp trực thăng khi lính Mỹ càn quét vào làng được dựng tại một cánh đồng ở Củ Chi. Riêng trường đoạn tìm mộ chị Thùy được quay tại chính nơi chị ngã xuống.
Đừng đốt ra mắt dịp lễ 30/4/2009. Đạo diễn Đặng Nhật Minh nhớ nhiều người đã khóc khi xem phim. Trong khi, buổi chiếu ở New York bán hết 500 vé, gây xúc động với sự xuất hiện của gia đình Frederic Whitehurst.
Tại Liên hoan phim (LHP) Việt Nam năm 2009, tác phẩm thắng giải Bông Sen Vàng cho "Phim xuất sắc" cùng các giải "Kịch bản xuất sắc", "Giải báo chí bình chọn". Đến giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam, phim mang về Cánh Diều Vàng cho "Phim xuất sắc" cùng các chiến thắng cho đạo diễn, họa sĩ thiết kế, âm thanh và nữ diễn viên chính ở mảng phim truyện điện ảnh.
Phim được Cục Điện ảnh chọn đại diện Việt Nam gửi đến hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" ở Oscar 2010 và được trao giải "Phim do khán giả bình chọn" ở LHP Fukuoka, Nhật Bản cùng năm.
Phong Kiều