ĐB Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu),ĐạibiểuQuốchộigiụctăngthuếthuốclámạnhvàsớmhơnnữbảng xếp hạng giải hạng 2 hàn quốc Lê Khánh Nhung (Quảng Bình), Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đồng tình với việc tăng thuế đối với mặt hàng thuôc lá và cho rằng, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới.
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Theo Điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (trên 15 tuổi) tại Việt Nam, tỷ lệ người hút thuốc lá ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 47,4% đối với nam giới, 1,4% đối với nữ giới và tỷ lệ hút thuốc lá chung là 23,8% (tương đương với 15,3 triệu người).
Hiện có 67,6% người không hút thuốc lá (tương đương khoảng 33 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nhà và 49% người lao động không hút thuốc (tương đương khoảng 5 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nơi làm việc trong nhà. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá là cần thiết để giảm tỷ lệ người hút thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Trong phát biểu góp ý về tác hại của thuốc lá, ĐB Nguyễn Thị Khá có nói: “Khi còn trẻ bán sức khỏe để la cà, khi về già bán cửa nhà để lo sức khỏe”. Do vậy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá là rất cần thiết, nhằm giảm tỷ lệ người hút thuốc lá, giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe của con người, giảm bớt chi phí y tế....
ĐB Lê Thị Công cho biết, trong năm 2013, người Việt Nam đã chi 22.000 tỷ đồng cho tiêu thụ thuốc lá, trong khi đó phải dùng đến 23.000 tỷ đồng để chữa các bệnh về thuốc lá. Do vậy, ĐB Công cho rằng cần tăng thuế mạnh hơn để giảm tiêu thụ thuốc lá. Ngoài ra giá thuốc lá trong nước rẻ do thuế tiêu thụ đối với mặt hàng này còn thấp.
Theo đại biểu Lê Khánh Nhung (Quảng Bình), mục tiêu của dự Luật là tăng giá bán lẻ, giảm số lượng người tiêu dùng. Do đó, mức thuế TTĐB phải tăng cao hơn thì mới đảm bảo được mục tiêu này.
“Theo báo cáo của Chính phủ, mức tăng chỉ 10% cho tổng 2 giai đoạn là quá thấp. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu thuế TTĐB tăng 40% thì giá bán lẻ mới tăng 20,8%, như vậy nếu chỉ tăng thuế TTĐB 10% như dự thảo thì giá bán lẻ tăng không đáng kể.
Việt Nam là nước có giá bán lẻ và thuế TTĐB thuốc lá ở mức thấp trong khu vực ASEAN, cũng như so với các khu vực châu Âu như Pháp, Đức, Úc... Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc tăng thuế TTĐB là cách nhanh nhất giảm số lượng người hút thuốc. Do đó tôi kiến nghị tăng cao hơn 10%”.
Cùng quan điểm với nhiều đại biểu đã trình bày trước, đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) đề nghị tăng thuế cũng cần phải có giải pháp đồng bộ trong việc chống buôn lậu, vì khi giá thuốc lá tăng sẽ tạo điều kiện cho buôn lậu thuốc lá phát triển mạnh.
Tương tự đối với mặt hàng rượu bia, đại biểu Lê Khánh Nhung (đoàn Quảng Bình), việc áp dụng chính sách thuế phù hợp đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm giảm sử dụng, cũng như hạn chế buôn lậu và sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác không đạt tiêu chuẩn./.
Đức Minh