Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (ASEAN và 3 nước Trung Quốc,ắphọphộinghịcấpcaođặcbiệtứngphóvớkết quả iran hôm nay Nhật Bản, Hàn Quốc) về ứng phó dịch bệnh Covid-19 sẽ được tổ chức vào ngày 14/4/2020 theo hình thức trực tuyến, thông cáo của Bộ Ngoại giao vừa phát đi chiều ngày 9/4 cho hay. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì các hội nghị này trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020. Dự kiến, các Nhà Lãnh đạo sẽ thông qua 2 văn kiện quan trọng là Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh Covid-19, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết điều này tại buổi họp báo quốc tế chiều 9/4. Theo ông Dũng, việc thông qua 2 tuyên bố chung khẳng định cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN và các nước ASEAN+3 trong ngăn ngừa và loại bỏ các nguy cơ của dịch bệnh đe dọa cuộc sống người dân, ổn định tình hình kinh tế-xã hội các quốc gia thành viên. | Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam |
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phát huy vai trò chủ tịch ASEAN và trên tinh thần Gắn kết và Chủ động thích ứng, Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy các nỗ lực chung, đồng bộ của Cộng đồng ASEAN trong ứng phó dịch bệnh. Sau khi tham vấn với các Nhà Lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 14/2, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. Tại cuộc họp lần thứ 25 của Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) sáng 9/4, nhiều đề xuất cụ thể, thiết thực đã được xem xét như khả năng lập Quỹ hợp tác chung của ASEAN ứng phó Covid-19; lập kho dự trữ vật tư y tế thiết yếu để đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp trong bối cảnh dịch bệnh; lập mạng lưới các chuyên gia y tế công cộng của ASEAN và với các Đối tác để trao đổi thông tin... Tại khu vực Đông Nam Á, dịch bệnh đã lan đến toàn bộ các quốc gia thành viên ASEAN với tổng số ca lây nhiễm là hơn 14 ngàn, 493 ca tử vong. Dịch bệnh cũng tác động đến nền kinh tế các nước ASEAN, nhất là các ngành kinh doanh dịch vụ, vốn chiếm đến 30% tổng GDP của ASEAN, gây gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Nhiều người dân đứng trước nguy cơ bị mất việc làm, an sinh xã hội bị thách thức. Nhiều hoạt động của ASEAN kể từ đầu năm 2020 đã phải tạm hoãn hoặc lùi thời gian tổ chức, trong đó có Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. |