【lech poznan vs】Gạo Việt lấn lướt Thái Lan, thấp thỏm cùng Trung Quốc
Yêu cầu thương nhân dự trữ lưu thông, bình ổn giá gạo | |
Gạo Việt có nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào Senegal | |
Xuất khẩu gạo tăng trưởng bứt phá giữa khó khăn Covid-19 |
Xuất khẩu gạo đặt mục tiêu 6,7 triệu tấn trong năm 2020. Ảnh: Internet |
Thấp thỏm cùng Trung Quốc
Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng về kết quả xuất khẩu gạo năm 2019 và định hướng năm 2020.
Theo đó, 2 tháng đầu năm 2020, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) diễn biến nhanh và nghiêm trọng. Dự báo, trong năm 2020, xuất khẩu gạo phải đối mặt với diễn biến khó lường, đa chiều của các yếu tố thị trường, tình hình dịch bệnh, thiên tai.
Về khó khăn, theo phân tích của Bộ Công Thương, thị trường toàn cầu chưa có dấu hiệu khởi sắc do dịch bệnh tại Trung Quốc lan rộng. Diễn biến của dịch Covid-19 là nguyên nhân tác động đến khả năng xuất khẩu gạo và khả năng, nhu cầu, thời điểm nhập khẩu gạo của Trung Quốc. Nhu cầu từ Trung Quốc (trong cả nhập khẩu và xuất khẩu) sẽ tác động đến giá cả thị trường thế giới cũng như giá cả trong nước.
Mặc dù Trung Quốc luôn duy trì lượng gạo tồn kho lớn nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc trồng, sản xuất tại nước này có thể sẽ chịu tác động. Trung Quốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu nhằm duy trì ổn định an ninh lương thực trong nước. Do vậy, thời điểm Trung Quốc tiến hành nhập khẩu gạo sẽ tác động đến tình hình giá cả trong nước cũng như thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó hiện nay, do lo ngại dịch bệnh Covid-19, nhiều hãng tàu không nhận đơn vận chuyển và nhiều giao dịch đều được yêu cầu chuyển cảng nhận hàng. Điều này sẽ làm phát sinh chi phí vận chuyển.
Ngoài Trung Quốc, Bộ Công Thương nhấn mạnh, hiện nay thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam là Philippines cũng đã tăng cường kiểm soát nhập khẩu thông qua động thái tiến hành đánh giá lại “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với gạo xay xát nhập khẩu vào Philippines”; cử đoàn đánh giá làm việc tại Việt Nam.
Điều này sẽ tạo ra không ít tác động đến tâm lý của thị trường gạo Việt Nam khi Philippines là thị trường truyền thống, hàng năm có nhu cầu nhập khẩu lớn từ Việt Nam.
Cơ hội từ EVFTA
Bên cạnh khó khăn, theo Bộ Công Thương xuất khẩu gạo của Việt Nam trong cả năm nay cũng có không ít yếu tố thuận lợi.
Thương mại toàn cầu năm 2020 dự kiến là 46,0 triệu tấn. Mặc dù các thị trường như Bangladesh, Trung Quốc, Nigeria và Sri Lanka nhập khẩu ít đi, song Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo nhập khẩu gạo sẽ gia tăng tại Philippines, châu Phi cận Sahara và Indonesia.
Đáng chú ý, đối thủ “nặng ký” trên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là Thái Lan hiện nay cũng đang đối mặt không ít yếu tố bất lợi. Bên cạnh tác động của tỷ giá đồng Bath/đồng USD cao, việc sản lượng gạo của Thái Lan giảm so với mọi năm do hạn hán là một trong những nguyên nhân khiến cho giá gạo Thái Lan luôn giữ ở mức cao trong thời gian qua.
Bộ Công Thương nhận định, đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt tận dụng, cạnh tranh về giá tại các thị trường, nhất là một số thị trường gạo trung chuyển lớn như Singapore, Hồng Kông.
Ngoài ra, trong năm nay khu vực thị trường châu Phi có thể giảm nhu cầu đối với gạo Trung Quốc do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, cùng với việc giá gạo của Thái Lan đang mở mức cao cũng có thể là cơ hội để gạo Việt Nam tiếp tục thâm nhập, mở rộng thị phần tại thị trường châu Phi.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đưa ra sự phân tích khá kỹ lưỡng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gạo đến từ FTA Việt Nam-EU (EVFTA).
Dự kiến, EVFTA sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020. Việc tận dụng hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm mà EU dành cho Việt Nam sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam thu hẹp bất lợi trong cạnh tranh (với Thái Lan, Campuchia) và mở rộng thị trường gạo cao cấp này.
“Trong trường hợp tận dụng tốt EVFTA, nửa cuối năm 2020, Việt Nam có thể xuất khẩu được 40.000 tấn gạo trong hạn ngạch thuế quan và 100.000 tấn gạo tấm vào EU…”, Bộ Công Thương đong đếm cụ thể.
Để kịp thời ứng phó với tác động của dịch Covid-19 trong thời gian tới và thúc đẩy xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT theo dõi, thống kê sát thực về tình hình sản xuất, cơ cấu, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa theo từng chủng loại, từng mùa vụ trong năm và thường xuyên cập nhật với Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và UBND các tỉnh để định hướng sản xuất, cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của thương nhân đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo, cơ sở sấy thóc tại vùng nguyên liệu; thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu; người sản xuất lúa trong vùng nguyên liệu, người sản xuất lúa có liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; tạo điều kiện để giải ngân để thương nhân thu mua thóc, gạo cho người dân.
Với chính Bộ Công Thương, yêu cầu đặt ra là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo tại các thị trường có khả năng chuyển đổi, trong đó chú trọng các thị trường mới, tiềm năng như châu Phi, Trung Mỹ…
Tổng khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 895 nghìn tấn với giá trị 410 triệu USD, tăng 27% về khối lượng và tăng 32,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1/2020 đạt 478 USD/tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2020 với 31,2% thị phần. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Facebook ra ứng dụng giúp truy cập Internet miễn phí
- ·Hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- ·Thế giới sẽ mất 5.300 tỷ USD vì tình trạng mất cân bằng vắc xin phòng Covid
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Thêm nhà hát sau Nhà hát Lớn là phá vỡ cảnh quan
- ·Nghệ An: 6 tháng, xử lý 46 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái
- ·TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh đầu cấp trực tuyến
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Lan tỏa tri thức khắp Việt Nam qua 100 tủ sách cộng đồng
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Tín ngưỡng thờ Mẫu trong dòng chảy văn hoá
- ·Phần 2 của Phố trong làng có gì mới?
- ·Indonesia thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh Covid
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo hồi phục bấp bênh
- ·Hà Nội: Tặng 345 nghìn suất quà tới người có công và thân nhân dịp 27/7
- ·Người Việt nói tiếng Việt
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Vẫn cần khác biệt trong khung tài chính cho phát triển bền vững