您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【lich thi đâu bong da hôm nay】Thực hiện sớm, giải ngân nhanh không để lãng phí vốn đầu tư công

Nhận Định Bóng Đá216人已围观

简介Giao vốn, phân bổ chi tiết sớmChính phủ xác định giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) là nhiệm vụ chính t ...

Giao vốn,ựchiệnsớmgiảingânnhanhkhôngđểlãngphívốnđầutưcôlich thi đâu bong da hôm nay phân bổ chi tiết sớm

Chính phủ xác định giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tạo ra tác động lan tỏa cho phát triển bền vững. Do đó, ngay từ đầu năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 cho các bộ, ngành, địa phương; việc phân bổ chi tiết vốn cũng đã được triển khai từ rất sớm.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định kéo dài thời gian bố trí vốn, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022 sang năm 2023; Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đồng thời chỉ đạo thực hiện phương án phân bổ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho chi đầu tư phát triển.

Tổng kế hoạch vốn giao năm 2023 là 875.056,52 tỷ đồng, gồm: Kế hoạch vốn năm trước chuyển sang 55.582,7 tỷ đồng; kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao 711.559,8 tỷ đồng; kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 107.914 tỷ đồng. Kế hoạch NSTW chưa được Thủ tướng Chính phủ giao là 124,6 tỷ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện sớm, giải ngân nhanh không để lãng phí vốn đầu tư công
Cải cách thể chế về đầu tư công đã kịp thời tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án. Ảnh tư liệu

Để nguồn vốn ĐTC đến được các dự án kịp thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt công tác giải ngân vốn ĐTC ngay từ đầu năm bằng việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo; tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc, thành lập 5 tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương.

Đẩy mạnh cơ cấu lại ĐTC theo hướng tập trung có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Cải cách thể chế về ĐTC tiếp tục được quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn ĐTC, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia, liên vùng.

Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng công trình; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong giải ngân ĐTC cũng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao. Cùng với đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, vai trò của người đứng đầu và trách nhiệm của mỗi cá nhân; đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn.

Các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã mang lại chuyển biến mạnh mẽ, giải ngân vốn ĐTC năm 2023 được cải thiện đáng kể. Lũy kế thanh toán từ đầu năm 2023 đến ngày 31/1/2024 là 661.705 tỷ đồng, đạt 80,75% kế hoạch (819.743,8 tỷ đồng), đạt 92,99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (711.559,8 tỷ đồng), cao hơn cùng kỳ năm 2022 (đạt 80,63% kế hoạch và đạt 91,42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Nhiều bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ giải ngân cao từ 95% trở lên và một số bộ, ngành, địa phương hoàn thành kế hoạch giải ngân (đạt 100% kế hoạch).

Việc đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC đã góp phần khởi công mới, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia để hoàn thành các dự án này đưa vào sử dụng. Đặc biệt, giải ngân nhanh nguồn vốn ĐTC đã góp phần vào việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023. Theo báo cáo kết quả THTK, CLP năm 2023, tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 (gồm tiết kiệm chi thường xuyên, tiết kiệm chi quản lý hành chính; tiết kiệm trong đầu tư xây dựng…) là 83.087 tỷ đồng.

Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương đầu tư công

Mặc dù kết quả giải ngân vốn ĐTC năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, theo báo cáo THTK, CLP của Chính phủ, trong năm 2023 vẫn còn 91/115 bộ, ngành, địa phương có kết quả giải ngân lũy kế 13 tháng thấp hơn bình quân của cả nước.

Trong đó, nhiều bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân rất thấp như: Ủy ban Dân tộc (0,7%), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (6%), Bộ Ngoại giao (7,2%), Đại học Quốc gia Hà Nội (7,4%), Bộ Khoa học và Công nghệ (8%),…; một số địa phương như: Hòa Bình (45%), Cao Bằng (58%), Phú Yên (61%)…

Để công tác ĐTC được thực hiện tốt hơn nữa, nhất là công tác giải ngân nguồn vốn, tại báo cáo THTK, CLP năm 2023 của Chính phủ cũng đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP cho năm 2024, trong đó có đưa ra giải pháp trọng tâm cho công tác ĐTC đó là: Đẩy mạnh phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn ĐTC nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án ĐTC trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa...

Thực hiện sớm, giải ngân nhanh không để lãng phí vốn đầu tư công

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

Để THTK, CLP trong đầu tư xây dựng, ĐTC, báo cáo của Chính phủ cũng đưa chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí cho công tác này. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phân bổ vốn đầu tư NSNN bào đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công, các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật; thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật ĐTC, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn...

Nhiều đơn vị giải ngân đạt 100% kế hoạch

Một số bộ, ngành, địa phương hoàn thành kế hoạch giải ngân (đạt 100% kế hoạch) như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Tổng công ty Thuốc là Việt Nam, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Các bộ, ngành, địa phương giải ngân cao (từ 95% kế hoạch giao) như: Đồng Tháp (98%), Long An (97%), Vũng Tàu (95%), Hội nhà báo (99,4%), Hội Nhà văn (98,7%), Bộ Quốc phòng (96,4%), Đài Truyền hình Việt Nam (96,2%)…

Tags:

相关文章