欢迎来到Empire777

Empire777

【mu vs ac milan】Thủy sản đi Mỹ, EU, Nga tăng cao, sụt giảm tại Trung Quốc

时间:2025-01-10 01:38:31 出处:Thể thao阅读(143)

Xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 có thể cán đích 9 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi
Thủy sản đi Mỹ, EU, Nga tăng cao, sụt giảm tại Trung Quốc
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thanh

Xuất khẩu tăng mạnh bất chấp dịch bệnh

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), ước tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2021, tổng sản lượng thủy sản đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020; trị giá xuất khẩu thủy sản ước đạt 4 tỷ USD, tăng 13,6% cùng kỳ năm trước và đạt 47,1% kế hoạch.

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Tổng cục Thủy sản sáng nay 6/7/2021, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, nhìn chung xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm nay khá tích cực.

Hầu hết mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu khá tốt trong nửa đầu năm: tôm tăng 13%, cá tra tăng 18, cá ngừ tăng 24%, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ dù kim ngạch nhỏ nhưng tăng trưởng đến 45%. Đáng chú ý, so với tôm Ấn Độ, tôm Indonesia, tôm Việt rất có sức cạnh tranh trên thị trường.

Về thị trường, ông Nam chia sẻ thêm, thị trường tăng trưởng xuất khẩu thủy sản lớn nhất là Nga, tăng tới 61%. Các thị trường lớn khác cũng có tăng trưởng xuất khẩu đáng kể là Mỹ tăng 37%; EU tăng 21%; thị trường khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tăng 12%; duy nhất xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 6%...

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trưởng lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam những tháng cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến.

Từ góc độ nuôi trồng thủy sản, ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) nhận định, nửa cuối năm một số quốc gia là thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19, cơ hội mở ra nên phải chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, nuôi trồng để đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu của ngành.

Trong cả năm nay, toàn ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt 8,6 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD.

Khơi thông rào cản thị trường

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu cả năm, ông Nguyễn Quang Hùng khẳng định, Tổng cục Thủy sản xác định sẽ tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và kiểm tra tính xác thực của chứng thư các lô hàng xuất khẩu biên mậu, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục đàm phán để khôi phục lại thị trường Ả rập Xê út…

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đóng góp đáng kể đem lại kết quả xuất siêu ấn tượng trong năm 2020. 	Ảnh: N.Thanh
Xuất khẩu tôm của Việt Nam những tháng cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các FTA. Ảnh: N.Thanh

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định...

Với riêng Vụ Nuôi trồng thủy sản, nửa cuối năm Vụ sẽ tiếp tục thực hiện các nội dung của Luật Thủy sản; tập trung xây dựng Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản, đảm bảo thực hiện trong năm 2021…

Hiện nay, để đảm bảo tăng trưởng của ngành, công tác phòng chống dịch bệnh rất quan trọng, ông Cẩn đề nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Thú y tăng cường kiểm soát dịch bệnh, nhất là dịch bệnh trên tôm.

“Về phát triển thị trường, cần tăng cường chia sẻ thông tin, đặc biệt là những rào cản tại thị trường xuất khẩu. Hiện nay, thị trường Trung Quốc đã khôi phục nhu cầu nhưng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này vẫn chưa như mong muốn, cần có giải pháp khơi thông”, ông Cẩn nói.

Từ góc độ đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản, ông Nam cho biết, hiện nay doanh nghiệp thủy sản đang căng ra phòng chống dịch Covid-19, có doanh nghiệp tính tới phương án công nhân có thể ăn ở ngay trong phạm vi nhà máy. Ở tất cả các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang..., doanh nghiệp thủy sản đang khó khăn nhất điều đó.

Vấn đề được ông Nam đặc biệt lưu tâm thời gian tới là câu chuyện cấp mã số nuôi trồng thủy sản cho mặt hàng chủ lực là tôm.

Mặt hàng cá tra đã làm rất tốt việc cấp mã số nuôi trồng, song mặt hàng tôm thì còn nhiều vấn đề. Hiện nay, Mỹ và nhiều thị trường khác rất quan tâm vấn đề này. Trong khi câu chuyện cấp mã số nuôi trồng thủy sản mặt hàng tôm hiện chủ yếu được phân về cho địa phương, tôi cho rằng Tổng cục vẫn phải đóng vai trò "nhạc trưởng", ông Nam nói.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh: "Về đánh mã số nuôi trồng thủy sản đối với mặt hàng chủ lực là tôm, trước mắt tất cả nơi nào có thể đáp ứng được lãnh đạo Bộ NN&PTNT đều đã có văn bản chỉ đạo địa phương, đôn đốc liên tục suốt thời gian qua và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thời gian tới".

Sản lượng tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 371 nghìn tấn (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, sản lượng tôm sú đạt 113 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 258 nghìn tấn.

Về cá tra, diện tích thả nuôi nửa đầu năm đạt 1.750 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 (698 nghìn tấn). Kim ngạch xuất khẩu tính đến ngày 31/5/2021 đạt 637,9 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2020 (556 triệu USD).

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: