Lai Châu: Xử phạt chủ hộ kinh doanh hàng online bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc,âuTậptrungkiểmtraổnđịnhhànghóatiêudùngdịpcuốinăcúp fa trung quốc hôm nay xuất xứ |
Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu, từ đầu năm đến nay, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lai Châu cơ bản ổn định, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là trong các dịp lễ... Theo đó, các mặt hàng thiết yếu được các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân trên địa bàn tỉnh chủ động dự trữ dồi dào, hầu hết hàng hóa được sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng với nhiều chủng loại phong phú.
Quản lý thị trường Lai Châu tăng cường kiểm tra mặt hàng tiêu dùng dịp cuối năm |
Về giá cả các mặt hàng thiết yếu như: Lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh cho người, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhu yếu phẩm cơ bản ổn định. Mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh thường xuyên, liên tục theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện nghiêm việc điều chỉnh giá và niêm yết giá bán theo quy định…
Quản lý thị trường Lai Châu phối hợp cùng các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại |
Về cơ bản, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cơ bản được kiểm soát. Các hành vi vi phạm chủ yếu là không thực hiện việc niêm yết giá tại nơi bán hàng, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kinh doanh hàng giả nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, an toàn thực phẩm…
Tính đến cuối tháng 11, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lai Châu đã kiểm tra 728 vụ, xử lý 278 vụ. Trong đó, kinh doanh hàng hóa nhập lậu 18 vụ; vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 12 vụ; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ 88 vụ; vi phạm trong lĩnh vực giá 73 vụ; vi phạm trong kinh doanh 70 vụ, vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và chống dịch 28 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 1,3 tỷ đồng...
Về kết quả công tác thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường Lai Châu đã ban hành 2 quyết định, trong đó có Quyết định thanh tra số 390/QĐ-QLTTLC ngày 19/9/2024 về thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh khí đối với Công ty TNHH DHV-GAS từ ngày 02/10/2024 đến ngày 23/10/2024. Kết quả, qua kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng đối với 02 hành vi (chưa lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nạp LPG vào chai LPG tại trạm nạp; chưa có chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp)…
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui định pháp luật trong kinh doanh mặt hàng xăng dầu |
Cùng với đó, quản lý thị trường Lai Châu thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đẩu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra kiểm soát thị trường. Trong năm, đã thành lập các đoàn kiểm tra kiên ngành kiểm tra tại các huyện, thành phố. Theo đó đã kiểm tra 21 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, phát hiện và chuyển giao cho các đội quản lý thị trường tại địa bàn, xử lý 06 vụ vi phạm hành chính về gian lận thương mại với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 48 triệu đồng.
Tham gia các Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo liên ngành về về sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, các huyện, thành phố và chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch gắn với hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm theo các văn bản quy phạm pháp luật cho chính quyền các cấp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm...
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đỗ Văn Tính – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu cho biết, với đặc thù của tỉnh Lai Châu là địa bàn miền núi, biên giới, cư dân sống phân tán nên thị trường hàng hóa không sôi động như tỉnh, thành lớn, thời gian qua cũng không để xảy ra những điểm, những vụ việc nóng về buôn lậu, gian lận thương mại. Ngày từ đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát bám vào các chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh Lai Châu... để triển khai các nhiệm vụ.
Quản lý thị trường Lai Châu bám sát các chỉ đạo, kế hoạch của ngành để triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. |
Đặc biệt, trong giai đoạn cuối năm, đơn vị bám sát Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 để triển khai các mặt công tác. Theo đó, Quản lý thị trường Lai Châu đã ban hành kế hoạch thực hiện cao điểm cuối năm, thực hiện nghiêm các Chỉ thị, kế hoạch, công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lai Châu, Tổng cục Quản lý thị trường, BCĐ 389 tỉnh về công tác công tác đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu và gian lận thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết, nhất là các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Kiểm tra trên các địa bàn, tuyến trọng điểm lưu thông, kinh doanh hàng hóa. Cùng với đó, quá trình kiểm tra kiểm soát sẽ kết hợp, tăng cường công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chợ phiên…
Việc triển khai hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật; kết hợp hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền; không gây phiền hà, trở ngại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thị trường cuối năm phát triển, hàng hóa bình ổn…