游客发表
Đào tạo nhân lực hiện không đơn thuần chỉ là đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp,áodụcphiênbảsoan anh 6 mà còn phải có tư duy đi trước một bước, phải tạo dựng trước các nền tảng về lợi thế nhân lực. Chính vậy, nếu xem công nghệ là phiên bản 4.0, thì giáo dục cần phải đi trước, phải là giáo dục phiên bản 5.0.
Nhân lực thời cách mạng công nghiệp 4.0 phải có khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo. Ảnh: Đức Thanh |
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
Cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc trưng là sự phát kiến một loạt công nghệ mới kết hợp giữa thế giới vật lý với thế giới kỹ thuật số và sinh học, tác động sâu rộng đến tất cả các nền kinh tế, ảnh hưởng đến từng ngành công nghiệp, thậm chí thách thức những ý tưởng lớn và những điều có ý nghĩa đối với con người. Nhiều thành tựu và tiềm năng ứng dụng vô cùng lớn như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), siêu máy tính di động, robot thông minh, xe tự lái, in 3D, công nghệ sinh học, chỉnh sửa di truyền….
Tất cả những cái đó đang diễn ra xung quanh chúng ta với tốc độ cấp số mũ. Chúng mang đến nhiều cơ hội lẫn thách thức cho mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và mới nổi như Việt Nam. Quốc gia nào có khả năng nắm bắt được các thành tựu và các xu hướng mới mở ra thì sẽ thành công, nhờ đó sẽ rút ngắn khoảng cách hay hội tụ (thuật ngữ mà các nhà kinh tế phát triển thường dùng) với các nước phát triển. Khả năng nắm bắt các thành tựu của cuộc cách mạng mang lại, xét cho cùng, là tùy thuộc vào chất lượng của công dân, là năng lực của con người, là chất lượng nguồn nhân lực. Nếu xem công nghệ là phiên bản 4.0, thì giáo dục cần phải đi trước nữa, phải là giáo dục phiên bản 5.0.
Với ý nghĩa đó, đào tạo nhân lực hiện nay không đơn thuần chỉ là đáp ứng nhu cầu lao động hiện tại cho các doanh nghiệp, mà còn phải có tư duy đi trước một bước, phải tạo dựng trước các nền tảng về lợi thế nhân lực, tức về khả năng lao động, thích ứng và sáng tạo của con người trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, như một yếu tố then chốt để Việt Nam có thể hiện thực hóa được tầm nhìn 2045 của mình. Trong suốt nhiều kỳ đại hội Đảng, quan điểm xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu không hề thay đổi. Chẳng hạn, Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tưcho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Gần đây, Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”.
Đặc biệt, từ thực tiễn đổi mới và những nút thắt phát triển nảy sinh, Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về nguồn nhân lực. Yêu cầu đặt ra là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
Kết quả còn khiêm tốn
Sau nhiều năm thực hiện đã đạt được một số kết quả quan trọng như Đại hội Đảng XII đã nhận xét, chẳng hạn hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện; mạng lưới giáo dục, đào tạo được mở rộng, quy mô và chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội… Các báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ cũng cho thấy các đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về nguồn nhân lực được Chính phủ tập trung chỉ đạo, đạt nhiều kết quả, đóng góp quan trọng cho phát triển đất nước.
Tuy nhiên, để xứng tầm nhận thức giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển nguồn nhân lực thực sự là một đột phá chiến lược, thì những kết quả mà chúng ta đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Theo Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0) của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chất lượng vốn nhân lực (Human Capital) của Việt Nam đứng ở vị trí khá thấp, trong đó Chỉ số Kỹ năng của nhân lực (Skills) đứng ở vị trí thứ 93/141 quốc gia.
Các báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB) cũng cho thấy, lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo, các kỹ năng được trang bị không phù hợp với đòi hỏi của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại. Nhân sự cao cấp của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn khoảng cách khá lớn. Trình độ lao động của Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng nghề đang gây khó khăn trong việc tiếp thu ứng dụng, trình độ khoa học - công nghệ khi hội nhập.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接