Ngành chăn nuôi là sinh kế của hàng triệu nông dân Việt Nam. Thế nhưng,ộNôngnghiệpgiãibàythếkhóngànhchănnuôivàhiệuứnggiọtnướctràgiải u19 serbia khó khăn từ thị trường, 'bão' giá thức ăn chăn nuôi kéo dài khiến không chỉ nông dân mà cả các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước thua lỗ nặng.
Trong khi đó, thịt nhập khẩu, thậm chí sản phẩm thải loại vẫn ồ ạt tràn vào, "đè chết" các trang trại nội. Người nuôi và doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt.
PV. VietNamNet ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo các vụ chuyên môn xung quanh những góc khuất được phản ánh trong tuyến bài “Nỗi đau ngành chăn nuôi”:
Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan:
Ngành chăn nuôi có rất nhiều vấn đề, không riêng gì kiểm soát dịch bệnh. Tôi đã đọc một số khuyến nghị của hiệp hội chăn nuôi, của doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nói tại sao chúng ta không dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, hoặc không cho nhập trong bối cảnh dư thừa.
Câu chuyện không đơn giản là cho nhập hay không cho nhập. Chúng ta đã gia nhập thị trường quốc tế. Để ký được nghị định thư xuất khẩu chính ngạch bao nhiêu mặt hàng vào một quốc gia nào đó, chúng ta cũng phải nhập lại bấy nhiêu mặt hàng, dưới sự kiểm soát chặt về các vấn đề an toàn thực phẩm.
Chúng ta không thể cấm, nhưng có thể kiểm soát được. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới người tiêu dùng mà còn tới cả ngành chăn nuôi nước ta.
Còn vấn đề ngăn chặn nhập lậu qua đường mòn, lối mở liên quan đến rất nhiều đơn vị. Càng nhiều đơn vị tham gia, sự hợp tác có những lúng túng nhất định.
Chúng tôi sẽ làm việc với hiệp hội, làm việc với các doanh nghiệp FDI. Phải nhìn nhận họ là một đối tác thật sự, không nên quá cảm xúc. Chúng ta đã hội nhập, cần tăng sức mạnh nội lực làm sao để đồng đẳng, hợp tác một cách công bằng với họ. Từ năng lực của HTX để cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp, tạo thành chuỗi liên kết.
Sáng nay tôi đã trao đổi với doanh nghiệp. Họ mong muốn nội địa hoá được một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để giảm dần tỷ trọng nhập khẩu. Bộ sẽ đồng hành vì đây là khó khăn lớn của ngành, cần giải quyết.
Bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Thú y:
Tất cả sản phẩm liên quan đến động vật được nhập khẩu vào Việt Nam đều đảm bảo theo quy trình 5 bước đánh giá, đàm phán. Quy trình đàm phán tối thiểu 4-5 năm, rất chặt chẽ. Vì vậy, nói sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam là chưa phù hợp.
Chúng ta là thành viên của WTO nên những sản phẩm gia cầm ở Việt Nam, sau một thời gian khai thác trứng, vẫn được đưa vào làm thực phẩm cho người Việt. Bởi vậy, khi đàm phán không thể nói rằng gà loại thải không được sử dụng tại Việt Nam.
Cục Thú y sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn cũng như sản phẩm thịt của các nước nhập vào Việt Nam nhiều như Hàn Quốc, Brazil. Thực tế, trong 2 năm qua, kiểm tra chưa phát hiện ra mẫu nào có dư lượng vượt ngưỡng an toàn thực phẩm ở nhóm thịt bò, lợn, gia cầm.
Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi:
Từ năm 2020 đến nay, ngành chăn nuôi gặp khó do thị trường tiêu thụ không ổn định, hiệu quả đầu tư không cao, sinh kế người chăn nuôi bị ảnh hưởng. Cùng với đó, dịch bệnh đe dọa, nguồn lực sản xuất, đặc biệt là đất đai ngày càng thu hẹp
Nguyên nhân là do tổ chức sản xuất thiếu gắn kết giữa sản xuất với thị trường; hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến, chế biến sâu còn yếu, chưa tích hợp các giá trị trong từng sản phẩm.
Đặc biệt, việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do với các nước, khu vực và vùng lãnh thổ (trong đó có hai hiệp định thế hệ mới như CPTTP và EVFTA), nhiều quốc gia có thế mạnh chăn nuôi như Mỹ, Brazil, Úc,... tăng xuất khẩu vào Việt Nam. Dù tỷ lệ nhập năm 2022 và đầu 2023 không quá lớn, nhưng hiệu ứng “giọt nước tràn ly” càng làm cho giá bán sản phẩm lợn và gia cầm trong nước giảm mạnh.
Ngoài ra, chăn nuôi an toàn sinh học vẫn chưa thực hiện đồng bộ và thống nhất, dịch bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra, gây biến động cung và khó khăn cho xuất khẩu; giá thành sản xuất sản phẩm chăn nuôi ở nước ta khá cao so với khu vực và thế giới.
Đáng nói, trong khi giá sản phẩm chăn nuôi tại trại giảm sâu và kéo dài thì hầu như giá bán thịt lợn tại siêu thị và các chợ ở thành phố giảm ít, hoặc không giảm. Điều này không có lợi cho cả hoạt động thúc đẩy sản xuất và cả kích thích tiêu dùng thực phẩm, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn sau dịch Covid. Thiếu sự hợp tác, chia sẻ thông tin và điều tiết lợi nhuận một cách hài hòa giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng thực phẩm là nguyên nhân của vấn đề.
Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần đảm bảo gắn kết giữa sản xuất với thị trường; đẩy mạnh hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi; nghiên cứu, bổ sung các biện pháp kỹ thuật phù hợp để kiểm soát sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu.
Đồng thời, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thúc đẩy chuyển giao KHCN và các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, bằng mọi cách hạ giá thành sản phẩm.
Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giám sát để thúc đẩy hình thành liên kết chuỗi giá trị, đặc biệt là hợp tác theo chuỗi giữa doanh nghiệp và nông dân; bảo đảm chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Cần hoàn thiện thêm các chính sách hỗ trợ các chuỗi giá trị, các liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Các ông chủ nhỏ điêu đứng, 'ông lớn' lỗ hàng trăm tỷ
Phải bán gà, bán lợn dưới giá thành sản xuất, người chăn nuôi gồng lỗ, ngập trong nợ nần. Ngay cả với các "ông lớn" ngành chăn nuôi dịp này cũng thua lỗ nặng.