Cực từ phía Bắc đã dần di chuyển từ vùng Bắc cực ở Canada sang phía Nga vào năm 1831,ựctừTráiĐấtdichuyểnvềphíaNgavớitốcđộnhanhkỷlụlich thi đau cup c2 nhưng tốc độ di chuyển nhanh chóng 54,7 km/năm về phía Siberia trong những năm gần đây đã buộc các nhà khoa học phải cập nhật Mô hình Từ trường Trái Đất trước một năm so với kế hoạch.
Kể từ khi được phát hiện, cực từ phía Bắc đã di chuyển được 2.253 km.
Cực từ Trái Đất di chuyển về phía Nga
Cứ sau vài trăm nghìn năm, cực từ trường Trái Đất lại đảo chiều, khi đó cực từ phía Bắc sẽ nằm ở vị trí của Nam Cực. Sự đảo ngược gần nhất diễn ra là vào 770.000 năm trước.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện lần đảo chiều đó phải mất 22.000 năm mới hoàn tất. Mặc dù có một số ý kiến cho rằng quá trình đảo ngược có thể diễn ra trong thời gian ngắn hơn (khoảng một đời người), nhưng nghiên cứu mới không ủng hộ quan điểm đó.
Các nhà nghiên cứu phải quan sát các mẫu trầm tích đại dương, dòng chảy dung nham và lõi băng ở Nam cực để tìm ra thời điểm xảy ra sự đảo chiều. Các chi tiết trong các mẫu này cho thấy từ trường Trái Đất đã suy yếu, dịch chuyển một phần, ổn định và đảo ngược trong vòng 1 triệu năm.
"Sự đảo ngược xảy ra ở phần sâu nhất của lõi Trái đất nhưng các tác động xuất hiện khắp mọi nơi trên Trái đất, đặc biệt là trên bề mặt Trái đất và trong bầu khí quyển", Brad Reverer, tác giả nghiên cứu và là nhà địa chất học tại ĐH Wisconsin-Madison cho biết.
Từ trường của Trái đất được tạo ra bởi tương tác giữa phần lõi ngoài chứa sắt nóng chảy với phần lõi rắn bên trong. Khi sự đảo cực xảy ra, từ trường mạnh sẽ yếu đi.
Sự đảo ngược diễn ra trên thực tế mất chưa đến 4.000 năm, nhưng trước khi điều đó diễn ra, Trái Đất đã phải trải qua 18.000 năm từ trường bất ổn, bao gồm 2 lần đảo ngược tạm thời và từng phần.
Trường Giang (Theo CNN)
Phát hiện ra nơi sâu nhất thế giới trên đất liền
Điểm sâu nhất thế giới trên đất liền được tìm thấy là một vực thẳm bên dưới sông băng Denman, Đông Nam Cực. Độ sâu này đạt 3,5 km dưới mực nước biển, chỉ kém độ sâu của các rãnh đại dương.