当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tài xỉu la gì trong bóng đá】Lạm phát năm 2017 dự kiến khoảng 2,5%

Hội thảo diễn biến giá cả,ạmphátnămdựkiếnkhoả<strong>tài xỉu la gì trong bóng đá</strong> thi trường 6 tháng đầu năm 2017

Toàn cảnh hội thảo

Chỉ số lạm phát ở mức thấp

Tại hội thảo khoa học với chủ đề: “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017” do Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính tổ chức vào ngày 30/6/2017, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra số liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 năm 2017 đã giảm 0,17% so với tháng 5, nhưng tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính trung bình 6 tháng đầu năm 2017, lạm phát đang ở mức 4,15%, thấp hơn mức trung bình 4,74% của 6 tháng năm 2016, nhưng cao hơn so với mức 1,72% của cùng kỳ năm 2016.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), một số yếu tố làm tăng CPI trong nửa đầu năm 2017 là do:

Thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và giáo dục của cơ sở công lập.

Nhu cầu, sức mua hàng hóa, dịch vụ, đi lại, du lịch tăng cao theo quy luật dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu và nghỉ lễ 30/4, 1/5. Giá nhiên liệu thị trường thế giới tăng, tác động vào giá trong nước (6 tháng đầu năm, Bộ Công thương đã ban hành 12 văn bản điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó tăng 3 lần với xăng khoáng, xăng E5; tăng 6 lần đối với dầu điêzen, madut, dầu hỏa).

Cùng với đó là tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở doanh nghiệp cũng là yếu tố làm tăng CPI.

Theo các chuyên gia kinh tế, nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2017, tình hình giá cả thị trường tương đối ổn định, không xẩy ra tình trạng thiếu hàng hay tăng giá đột biến và lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu.

Sở dĩ có được kết quả này là do sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, lãnh đạo Bộ Tài chính và sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong triển khai đồng bộ các giải pháp trên (trong đó đã chú trọng chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, chủ động trong công tác dự báo, tính toán mức độ và thời điểm để điều hành giá phù hợp đối với các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý... ).

Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2017, tận dụng những thời điểm diễn biến giá cả thị trường biến động ở mức thấp, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện bước 2 về giá dịch vụ khám chữa bệnh (đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT) tại 27 địa phương còn lại; hoàn thành bước điều chỉnh này ở 63/63 tỉnh, thành phố.

Giá hàng hóa sẽ phục hồi vào những tháng cuối năm

Bối cảnh những tháng cuối năm, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi rõ nét, giá hàng hóa có xu hướng phục hồi; đồng Đô la Mỹ giảm giá so với các đồng tiền mạnh.

Trong nước, khu vực nông, lâm, thủy sản tiếp đà phục hồi, công nghiệp chế biến chế tạo duy trì mức tăng của các năm, nhưng khai khoáng giảm mạnh. Tổng cầu của nền kinh tế từng bước được cải thiện và đang trong giai đoạn hồi phục.

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo tình hình giá cả trong 6 tháng cuối năm sẽ không có nhiều biến động lớn.

Theo PGS. TS Ngô Văn Hiền - Học viện Tài chính, những điều chỉnh về giá dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ y tế, giáo dục đã được triển khai theo kế hoạch, có xác định tác động tới kinh tế - xã hội, song trong một mức độ nhất định.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu vẫn có biến động nhưng có xu hướng giảm nhẹ, điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến CPI những tháng cuối năm. Giá lương thực và thực phẩm có thể tăng nhẹ nhưng không nhiều, sau vụ lợn hơi giảm giá, người chăn nuôi sẽ thu hẹp sản xuất có thể làm cho giá tăng nhẹ những tháng cuối năm.

Dự báo chung lạm phát không có biến động lớn do giá cả nhiều mặt hàng ổn định. Dự báo lạm phát năm 2017 khoảng 2,5%, trong điều kiện giá điện nếu chưa tăng, giá xăng dầu giảm nhẹ và giá thực phẩm có thể tăng nhẹ.

Có cùng xu hướng dự báo trên, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến - Học viện Tài chính cũng cho rằng: "Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được kiểm soát ổn định và có những chuyển biến theo hướng tích cực nên sẽ là cơ sở quan trọng cho việc giữ ổn định chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm".

Về các giải pháp, theo Cục Quản lý giá, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống như: điện, xăng dầu, phân bón, khí hóa lỏng, thuốc bảo vệ thực vật, vắc xin, xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh cho người, thóc gạo, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi...

Đặc biệt, cần tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí. Kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá, nhất là đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Hồng Sâm

分享到: