游客发表
发帖时间:2025-01-12 07:55:19
Một phần tư thế kỷ trước,đầutưmạnhvàođồngminhcũtạiĐôngÂuđểlàmđốitrọngvớtrực tiếp sevilla hôm nay chính quyền Xô Viết đã không thể làm gì ngoài việc nhìn chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Trung và Đông Âu lần lượt sụp đổ. Liên bang Xô Viết tan rã và các nước Đông Âu vội vã xin gia nhập NATO và EU.
Trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng của mình ở những quốc gia đồng minh trước đây, Nga lần này không sử dụng quân đội như lần trước mà đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới quan hệ kinh tế bủa vây các nước Đông Âu đã từng theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chính sách của Nga đa dạng từ việc cung cấp tiền cho Hungary xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hay xây đường ống dẫn gas South Stream tại Bulgaria, cho đến việc rót tiền mua các khoản nợ ở Đông Âu.
Người Nga đang chơi một trò chơi cổ điển là chia rẽ để chinh phục với EU. Ảnh: fundweb.co.uk |
Một số nước đang dần cảm thấy lợi ích của mình sẽ bị tổn hại nếu hành động chống lại Nga. Các chính trị gia ở Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc gần đây đã công khai phản đối việc châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn với Nga.
Quyền tiếp cận với nguồn tài nguyên năng lượng và thị trường tiêu thụ khổng lồ với khoảng 140 triệu người tại Nga là một hấp dẫn không dễ bỏ qua với các nước này.
“Người Nga đang chơi một trò chơi cổ điển là chia rẽ để chinh phục với EU. Họ chắc chắn rằng, lợi ích quốc gia của từng thành viên sẽ có sức nặng lớn hơn trong việc ra quyết sách so với lợi ích chung của EU”, Otilia Dhand, một nhà phân tích tình báo của Teneo Intelligence bình luận.
Ảnh hưởng bằng các khoản vay
Một trong những vũ khí của Nga là ngân hàng nhà nước OAO Sberbank. Với khối tài sản gần 12 tỷ euro (16 tỷ USD), ngân hàng này đã mở rộng sự hiện diện của mình ở Trung Âu và trên toàn khu vực Balkan trong vài năm gần đây.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, ngân hàng này còn cung cấp các khoản vay khổng lồ cho các công ty thuộc các nước Xô Viết cũ.
Tháng 3 vừa qua, Sberbank đã đồng ý cho Agrokor, một công ty của Croatia vay khoản tiền 820 triệu đô để mua lại công ty đối thủ Mercator Poslovni Sistem của Slovenia. Thỏa thuận này sẽ giúp ra đời một cửa hàng bán lẻ thực phẩm hàng đầu tại vùng Balkan.
Dù vậy, trọng tâm chính của Nga vẫn là năng lượng. Đầu năm nay, nước này đã củng cố ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực năng lượng tại EU bằng thỏa thuận với Hungary xây dụng hai lò phản ứng hạt nhân.
Để tài trợ cho dự án, Điện Kremlin đã cung cấp cho Hungary một khoản vay lên tới 10 tỉ euro với mức lãi suất thấp hơn mức thị trường trong vòng 30 năm, một ưu đãi mà không một ngân hàng thương mại Tây Âu nào có thể địch lại.
Trong tháng trước, Ngân hàng Sberbank của Nga cũng tuyên bố sẽ cung cấp một hạn mức tín dụng trị giá 1,2 tỉ USD cho Công ty điện lực Slovakia là Slovenske Elektrarne AS do một Công ty của Ý (Enel) nắm quyền kiểm soát. Công ty Slovenske đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân theo thiết kế của Liên Xô cũ.
CEO của Enel, Francesco Starace cho biết, Công ty này đang cân nhắc bán hoạt động kinh doanh tại Slovakia để giảm nợ. Truyền thông đưa tin cơ quan hạt nhân quốc gia Nga là Rosatom đang là một trong những người mua tiềm năng.
“Chính sách cho vay của Nga với mục tiêu nỗ lực kết hợp để đạt được ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị lẫn sức mạnh đang được cho là khá thành công. Các nước nhỏ như Hungary, Slovakia, Serbia đang cần các khoản đầu tư nước ngoài”, Timothy Ash, Kinh tế trưởng tại Ngân hàng Standard Bank tại London cho biết.
Vẫn có những ngoại lệ
Tiền cũng không làm mềm lòng một số nước láng giềng khác của Nga là Ba Lan, Estonia, Latvia hay Lithuania. Những nước này lên tiếng kêu gọi sự trừng phạt cứng rắn hơn với Nga và mong muốn NATO đưa thêm quân vào lãnh thổ của mình.
Nga theo đuổi chủ nghĩa cơ hội và họ đang nỗ lực xây dựng ảnh hưởng kinh tế với các nước châu Âu nhỏ và nghèo hơn nhưng vẫn có tiếng nói trong các vấn đề của EU.
“Đối với Nga, quan trọng là hiệu quả. Họ đầu tư một tỷ USD vào một nước nhỏ bé và nước đó bị mua chuộc. Đó là một quyết định kinh doanh hoàn toàn hợp lý,” Otilia Dhand thuộc Cơ quan Tình báo Teneo bình luận./.
Mai Hương (theo Bloomberg)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接