【bóng đá trục tiếp hôm nay】Cần hình thành một luật riêng về xử lý nợ xấu

hệ thống các tổ chức tín dụng

Nghị quyết 42 đã góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.

Đây là chia sẻ của ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về vấn đề xử lý nợ xấu.

* PV: Nhìn lại sau hơn 3 năm thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42),ầnhìnhthànhmộtluậtriêngvềxửlýnợxấbóng đá trục tiếp hôm nay theo ông, đâu là những kết quả tích cực mà nghị quyết này đã đạt được?

- Ông Cấn Văn Lực:Nghị quyết 42 là cơ sở pháp lý rất quan trọng, có tác động tích cực đến tiến trình xử lý nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng. Theo đó, sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 42 đã đạt được một số kết quả rất quan trọng.

Thứ nhất, ý thức chủ động và hợp tác trong việc trả nợ của bên đi vay đã được tăng lên rõ rệt, thể hiện là thời điểm trước đây (giai đoạn 2012 - 2017), tỷ lệ bên đi vay tự nguyện trả nợ chỉ ở vào mức khoảng 21%, thì trong khoảng hơn 3 năm vừa qua tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 42%.

ông can van luc

Ông Cấn Văn Lực

Thứ hai là tiến trình xử lý nợ xấu đã được đẩy nhanh lên một cách rõ rệt, số lượng giá trị nợ xấu được xử lý hàng tháng tương đương khoảng gần 7 nghìn tỷ đồng, tức là gấp đôi so với giai đoạn trước. Do đó, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được khoảng 300 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42 và như vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm tương đối mạnh trong thời gian vừa qua. Biểu hiện tích cực nữa đó là, tại thời điểm năm 2012, nợ xấu gộp ở mức khoảng 17,2%, thì đến thời điểm cuối năm 2019 đã giảm xuống chỉ còn khoảng 4,65%, còn nợ xấu nội bảng thời điểm trước khoảng 8 – 10%, hiện nay còn ở mức khoảng 2%. Tất nhiên trong bối cảnh hiện nay, với tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì chắc chắn nợ xấu sẽ bị tăng lên, vì thế chúng ta cũng cần phải bàn tiếp phương án xử lý nợ xấu trong thời gian tới như thế nào.

Kết quả tích cực thứ ba là khung pháp lý về xử lý nợ xấu cũng đã được phát triển hoàn thiện hơn. Sau khi Nghị quyết 42 ra đời, một số nghị định, thông tư hướng dẫn đã được ban hành, theo đó, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương cũng trở nên quyết liệt hơn…

Cuối cùng rất quan trọng là Nghị quyết 42 đã góp phần hỗ trợ quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 về cơ bản thành công, cũng như góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

* PV: Bên cạnh những kết quả tích cực, đâu là những vướng mắc, bất cập, thưa ông?

- Ông Cấn Văn Lực:Tôi cho rằng, cùng với những kết quả khả quan, quá trình triển khai Nghị quyết 42 còn cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc trên thực tế. Cụ thể, sự vào cuộc của các bên liên quan, ban ngành, địa phương đâu đó vẫn chưa thực sự quyết liệt, dẫn đến hiện tượng nhiều khoản vay phải xử lý quá lâu lên đến 2 – 3 năm, thậm chí lâu hơn. Mặt khác, thiện chí của bên đi vay vẫn còn rất hạn chế ở một số đối tượng, chính vì vậy tiến trình xử lý nợ xấu vô cùng phức tạp, khi đó nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng thì bên vay không hợp tác và như vậy dẫn đến hiện trạng bế tắc.

Bên cạnh đó, một số văn bản hướng dẫn vẫn còn chậm ban hành, chẳng hạn Nghị quyết 42 cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tại tòa án, nhưng gần như rất ít khoản vay đã được xử lý theo hình thức này, vì vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng, cụ thể, khiến nhiều địa phương có những cách hiểu khác nhau.

Vấn đề quan trọng nữa đó là, trong quá trình thực hiện như vậy những vướng mắc chậm được tháo gỡ ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ xấu. Chẳng hạn như, một số TCTD vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42, thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết định của tòa án các cấp; hay vướng mắc trong cơ chế về đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là TSBĐ của khoản nợ xấu…

* PV: Từ những vấn đề chia sẻ ở trên, ông có đề xuất, khuyến nghị gì để đảm bảo công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới?

- Ông Cấn Văn Lực:Tôi cho rằng, trước mắt, các cơ quan chức năng liên quan cần sớm đưa ra những chính sách, giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết 42, nhất là trong quá trình xử lý TSBĐ gắn với khoản nợ xấu...

Về lâu dài, do Nghị quyết 42 chỉ mang tính chất thí điểm, có hiệu lực 5 năm (kể từ năm 2017). Do đó, sau thời điểm Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nếu không có văn bản thay thế thì có thể làm quá trình xử lý TSBĐ bị kéo dài, các nhà đầu tư mua, bán nợ xấu nghi ngại về khả năng xử lý các khoản nợ đã mua để thu hồi vốn. Bởi vậy, sau khi hết thời gian thực hiện Nghị quyết 42, cần xem xét, nghiên cứu việc hình thành một luật riêng về xử lý nợ xấu, nhằm luật hóa Nghị quyết 42, để quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu, nâng cao vai trò, năng lực của các tổ chức mua bán nợ và tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả...

* PV: Xin cảm ơn ông!

Thiện Trần (ghi)

Thể thao
上一篇:FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
下一篇:Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'