发布时间:2025-01-12 19:54:20 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
* PV: Cùng với Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020. Xin ông cho biết, cộng đồng các DN của ICHAM đánh giá như thế nào về động thái này của Chính phủ?
- Ông Phạm Hoàng Hải: DN là trái tim vận hành nền kinh tế của một quốc gia. Các DN có lớn mạnh (làm ăn lớn, kinh doanh tốt) thì nền kinh tế của quốc gia đó mới mạnh. Do đó, tạo ra các điều kiện để DN có một môi trường kinh doanh tốt và hỗ trợ DN phát triển luôn là mục tiêu của các quốc gia và các cường quốc kinh tế trên thế giới mà Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý... là những ví dụ điển hình.
Vì vậy, khi Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 19 và 35, chúng tôi rất hoan nghênh động thái này. Đây là một hành động chứng tỏ rằng Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và coi trọng sự phát triển của các DN đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi rất mong đợi việc thực thi các nghị quyết sẽ mang lại những kết quả rõ rệt cho cộng đồng DN trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có các DN Italia.
* PV: Dưới góc độ là những nhà đầu tư nước ngoài tâm huyết, quyết tâm làm ăn ở Việt Nam, ông có thể chia sẻ những gì mà nền kinh tế Việt Nam cần có để phát triển mạnh mẽ?
- Ông Phạm Hoàng Hải:Mặc dù bộ máy hành chính ở Việt Nam đã được tinh giản nhiều, nhưng vẫn cồng kềnh. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sự hợp tác giữa các cơ quan hành chính chậm và hiệu quả chưa cao, gây ra những chi phí không đáng có cho DN. Từ một góc độ khác, tôi cũng thấy rằng, có vẻ như các bộ, ngành liên quan vẫn đang loay hoay trong việc tìm ra một hướng đi cụ thể, rõ ràng và xuyên suốt.
|
Chính phủ nên xác định ra 3 - 4 mảng ngành nghề cụ thể để phát triển thành “xương sống” cho cả nền kinh tế. Sau đó, các cơ quan ban ngành hữu trách thực hiện ban hành các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện tối đa cho các DN trong những lĩnh vực đó phát triển, làm "đầu kéo" cho cả nền kinh tế. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là "bỏ rơi" các DN ở các ngành nghề khác. Nhưng không có một chính phủ nào trên thế giới có đủ năng lực để phát triển đồng đều tất cả các mảng ngành nghề trong nền kinh tế của quốc gia họ. Ví dụ, “xương sống” của nền kinh tế Italia là: Cơ khí máy móc, cơ khí chế tạo; nông nghiệp và lương thực, thực phẩm (bao gồm cả các doanh nghiệp trồng, chế biến nguyên liệu và sản xuất thực phẩm); du lịch và thời trang.
Italia là một trong những nước xuất khẩu máy móc sản xuất và công nghệ lớn nhất trên thế giới. Do đó chúng tôi hy vọng rằng, Chính phủ Việt Nam có thể tạo điều kiện tốt nhất để các DN sản xuất của Việt Nam có thể tiếp cận với các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi từ ngân hàng để có thể mua được các máy móc, công nghệ tiên tiến hơn từ châu Âu nói chung và từ Italia nói riêng. Chúng tôi luôn tin rằng, một nền kinh tế dựa trên các DN sản xuất là một nền kinh tế bền vững. Và nếu Việt Nam muốn phát triển thành một nước công nghiệp hóa thì các DN sản xuất phải được tiếp cận với các công nghệ máy móc tiên tiến.
* PV: Trên thực tế, qua ghi nhận phản ánh từ nhiều DN, những vướng mắc về thủ tục hành chính, về pháp lý… vẫn luôn là rào cản, gây khó khăn cho DN, ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư và tiến trình mở dự án tại Việt Nam. Vậy theo ông, cần làm gì để những chính sách tốt, tinh thần đổi mới thực sự đi vào cuộc sống, hỗ trợ tốt cho DN nước ngoài làm ăn tại Việt Nam?
- Ông Phạm Hoàng Hải:Thủ tục hành chính là vấn đề muôn thủa ở Việt Nam. Có một điều chúng tôi nhận thấy là có rất nhiều trường hợp, các bên đưa ra các chính sách hoặc rất "lý thuyết", hoặc rất "mơ hồ" với thực tế DN, khiến cho khi đi vào thực thi, các cán bộ cấp dưới không hiểu, các DN cũng không hiểu. Điều này dẫn đến việc có những "diễn giải" khác nhau giữa các DN và cơ quan ban ngành, tạo cơ hội cho việc nhũng nhiễu tiêu cực, chi phí không chính thức...
Dưới góc độ của nhà đầu tư, các DN, doanh nhân đến từ châu Âu thường có một điểm chung, đó là "sống và làm việc theo pháp luật". Điều đó nghĩa là, chừng nào chúng tôi tuân thủ pháp luật thì pháp luật phải là công cụ để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Do đó, khung pháp lý phải chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và chi tiết. Tuyệt đối không được lỏng lẻo, mơ hồ, khó hiểu và chung chung. Điều này sẽ khiến cho nhà đầu tư cảm thấy không an toàn, có nhiều yếu tố rủi ro mà không lường trước được.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Luyện Vũ (thực hiện)
相关文章
随便看看