当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả bóng đá iceland】Châu Á đã sẵn sàng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính? 正文

【kết quả bóng đá iceland】Châu Á đã sẵn sàng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính?

2025-01-10 10:53:40 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:249次

chau a da san sang truoc nguy co khung hoang tai chinh

Chứng khoán châu Á mất giá hồi tháng 7/1997.

Giới chuyên gia cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế khác là có thật. Giờ đây các quốc gia châu Á đã sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng tiềm tàng khác hay chưa?

Theo Diễn đàn Đông Á, có rất nhiều rủi ro lớn mà châu Á và nền kinh tế của khu vực này phải đối mặt như chiến tranh thương mại, khủng hoảng tài chính, sự suy yếu thể chế chính trị, chủ nghĩa dân túy gia tăng, tranh chấp lãnh thổ và căng thẳng địa chính trị... Các chuyên gia đánh giá các nguồn lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gia tăng đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng với hầu hết các quốc gia đại diện, nguồn lực đó liệu đã tăng trưởng đủ, các cơ sở cho vay của IMF liệu có linh hoạt và các nước có tìm đến IMF nếu họ gặp rắc rối?

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, một loạt cơ chế tài chính khu vực đã được phát triển, đặc biệt là tại châu Á. Vai trò của các tổ chức này, như Sáng kiến Chiang Mai, đóng vai trò hỗ trợ sự ổn định của khu vực. Câu hỏi đặt ra ở đây là các cơ chế tài chính khu vực này cạnh tranh hay bổ sung cho IMF? Các tổ chức này sẽ làm việc cùng với nhau như thế nào trong cuộc khủng hoảng, điều này dường như chưa được kiểm chứng.

Một tuyến phòng thủ chống lại các cuộc khủng hoảng của IMF là nền tảng hoán đổi tiền tệ song phương, song cơ chế này cũng phải đối mặt với những áp lực từ chính cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc đang tạo ra mạng lưới hoán đổi tiền tệ riêng của mình. Trước những rủi ro có thể xảy ra, các nước châu Á cần tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin tuyên bố các nguồn lực của IMF đã được nâng cấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các mối đe dọa đối với quy mô tài nguyên của IMF đang nổi lên. Năm 2020, các khoản vay mở rộng dưới sự hỗ trợ IMF sẽ bắt đầu hết hạn. Năm 2022, các Thỏa thuận vay mới của IMF cũng sẽ hết hạn. Trong trường hợp xấu nhất, IMF sẽ mất tới một nửa kinh phí. Điều này rất có thể sẽ đe dọa đến khả năng phản ứng trước các cuộc khủng hoảng. Vì vậy thông điệp gửi tới các nhà hoạch định chính sách là đã tới lúc cần tăng cường mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu.

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜