您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【nhận định bong đa】HSBC hạ dự báo lạm phát Việt Nam xuống 5,5%

Cúp C2999人已围观

简介Trong hơn 3 tháng qua, đây là lần thứ 3 HSBC hạ dự báo lạm phát năm 2014 của Việt Nam. Trong báo cáo ...

lai suat

Trong hơn 3 tháng qua,ạdựbáolạmphátViệtNamxuốnhận định bong đa đây là lần thứ 3 HSBC hạ dự báo lạm phát năm 2014 của Việt Nam. Trong báo cáo đầu tháng 2, HSBC đã hạ dự báo lạm phát từ 8,3% xuống 7,3%. Báo cáo đầu tháng 3 tiếp tục giảm xuống 6,5% và đến nay dự báo lạm phát chỉ còn 5,5%.

Sáng và tối

Chỉ số PMI đã tăng trong khi tình hình các nước khác lại đang chao đảo; đồng tiền trở nên mạnh hơn dựa vào cơ sở tỷ giá hối đoái hiệu quả thực sự trong khi đồng tiền của các nước láng giềng lại yếu đi, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán cải thiện trong khi những nước khác giảm sút.

Đây là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam quý 1/2014, được ngân hàng HSBC nhận định trong báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 4.

Tuy nhiên, không phải không có những gam màu tối. Tăng trưởng tín dụng quý 1/2014 giảm 1%, điều mà báo cáo coi là “dấu hiệu thể hiện sự tin tưởng thấp vào tương lai và một hệ thống tài chính đắm chìm trong nợ xấu”.

Tăng trưởng quý 1/2014 giảm từ mức 6% trong quý 4/2014 xuống còn 5% so với cùng kỳ năm ngoái với kết quả hoạt động của lĩnh vực nông nghiệp thể hiện kém nhất.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 17/3 đã giảm lãi suất thị trường mở OMO thêm 50 điểm chỉ còn 5% để thúc đẩy nhu cầu. Tuy nhiên chỉ có 1.000 tỷ đồng được bơm vào thị trường mở trong ngày 31/3 vừa qua vì không có người đặt giá trong vài tuần qua. Lãi suất qua đêm đã xuống khá thấp chỉ vào khoảng 1,5%. Với các khoản nợ xấu luôn ở mức cao, các DN trong nước không có hứng thú với việc mở rộng đầu tư. Doanh số bán lẻ cũng giảm mạnh trong tháng 3 chỉ ở mức 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi con số tháng 2 là 12,7%.

Dòng vốn FDI được giải ngân trong quý I đã tăng 5,6% trong khi con số FDI đăng ký lại giảm khoảng 50%. Tuy nhiên, mô hình kinh tế được dẫn dắt bởi hoạt động đầu tư từ nước ngoài sẽ không bền vững, đặc biệt là khi những cải cách đối với thị trường tài chính vẫn còn đứng yên.

Ngành sản xuất khởi đầu ấn tượng

Ngành sản xuất đã có sự khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2014. Trong khi chỉ số GDP giảm từ mức 6% trong quý 4/2013 xuống 5% của quý I, lĩnh vực sản xuất vẫn đang trong giai đoạn phục hồi. Chỉ số PMI ngành sản xuất thể hiện khá ấn tượng, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình sản xuất của Trung Quốc đang chậm lại và nhu cầu từ Mỹ yếu dần

Ngược lại với tình hình sản xuất, đa số các ngành khác ở Việt Nam đều giảm. Lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng chậm lại còn 2,4% trong quý 1 so với mức 2,7% trong năm 2013. Lĩnh vực khai khoáng mỏ đã giảm còn -2,9% trong quý 1 từ mức -0,2% trong năm 2013. Lĩnh vực xây dựng tăng chậm hơn từ mức 5,8% trong năm 2013 xuống còn 3,4% trong quý 1/2014. Lĩnh vực dịch vụ cũng giảm từ mức 6,6% trong năm 2013 xuống còn 6% do mức độ lạc quan của người tiêu dùng yếu đi.

Với niềm tin của người tiêu dùng thấp và tăng trưởng tín dụng âm, giá cả ở Việt Nam cũng đang giảm. Với xu hướng giá cả hàng hoá toàn cầu đang rất trì trệ trong hiện tại, nguồn cung gạo toàn cầu đang dư thừa, và nhu cầu tiêu dùng thấp, lạm phát có thể sẽ còn thấp hơn nữa. Mặc dù chi phí xã hội được cho rằng sẽ tăng vào cuối quý 2/2014, nhưng HSBC cho rằng lạm phát sẽ chỉ ở mức trung bình 5,5% trong năm 2014 so với mức 6,6% trong năm 2013.

Không vội vã

Đánh giá về các biện pháp cải cách, HSBC cho rằng, để hạn chế các chi phí xã hội, các biện pháp cải thiện từng phần sẽ được ưu ái hơn so với những biện pháp đại tu quyết liệt để cải thiện quản trị doanh nghiệp và quản lý hệ thống tài chính. Tuy nhiên, càng để lâu thì chi phí sẽ càng tăng cao.

Nguồn thu NSNN giảm do nguồn thu từ thu nhập và thuế giá trị gia tăng thấp, nguyên nhân là do nhu cầu đối với nhập khẩu trì trệ và các DN nội địa ngày càng yếu hơn. Nguồn vốn nhàn rỗi với đa số các ngân hàng đang đầu tư lượng thanh khoản dư thừa của mình vào trái phiếu hơn là cho vay để khuyến khích hoạt động sản xuất.

Chính vì vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển với sự chênh lệch lớn ở hai lĩnh vực chính. Một mặt, xuất khẩu được kỳ vọng sẽ vượt trội khi cạnh tranh khu vực ngày càng tăng với chi phí lao động, điện nước rẻ hơn so với các nước láng giềng. Mặt khác, các hoạt động trong nước sẽ vẫn giảm sút - trừ khi các biện pháp cải cách để giải quyết vấn đề nợ xấu và cải thiện điều hành được thực hiện kiên quyết hơn./.

Dương An

Tags:

相关文章