当前位置:首页 > Thể thao

【bxh 3 anh】Xuất khẩu cao su tăng cả khối lượng và giá trị

BP - The gibxh 3 anho số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 10-2016 ước đạt 130.283  tấn, thu về 173 triệu USD (giảm 13,6% về lượng và giảm 9,8% về giá trị so với tháng 9-2016). Tính chung 10 tháng năm 2016, xuất khẩu cao su ước đạt 997.297 tấn, trị giá 1,26 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so cùng kỳ 2015. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.267 USD/tấn, giảm 9,6% so cùng kỳ năm 2015. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11-2016 đạt 117 ngàn tấn, trị giá 165 triệu USD, nâng khối lượng xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2016 lên 1,1 triệu tấn, thu về 1,43 tỷ USD, tăng 12,3% về khối lượng và tăng 4,6% về giá trị so với 2015. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2016, chiếm 66,1% thị phần; trong đó xuất sang Trung Quốc đạt 732,1 triệu USD, xuất sang Ấn Độ đạt 104,1 triệu USD; giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trường này tăng lần lượt là 21,2% và 10,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 11-2016 đạt 44 ngàn tấn với giá trị đạt 74 triệu USD, nâng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này 11 tháng năm 2016 lên 387 ngàn tấn, với trị giá 604 triệu USD, tăng 10,9% về khối lượng và tăng 2,5% về giá trị so với 2015. 4 thị trường chính nhập khẩu cao su là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Đài Loan, chiếm 55,7% thị phần. Trong 10 tháng năm 2016, khối lượng cao su nhập khẩu tăng ở hầu hết các thị trường (trừ thị trường Nga), giá trị cũng tăng ở đa số các thị trường.

Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su bắt đầu giảm mạnh từ năm 2014. Tuy nhiên, kể từ đầu vụ thu hoạch năm nay, giá mủ cao su tăng trở lại. Giá mủ nước ở nhiều tỉnh tương đối ổn định với mức cao hơn so với cuối năm 2015. Cụ thể, tại Đông Nam bộ, mủ cao su tươi mua vào 6.500-14.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá mủ cao su tươi tăng là do một số nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn đã giảm sản lượng khai thác vì giá mủ thời gian qua quá rẻ, có lúc chỉ bằng 2/3 giá hiện tại. Cùng với đó, thị trường xuất khẩu ổn định, nhất là Trung Quốc vì nhu cầu sản xuất săm lốp ôtô của Trung Quốc đang đà tăng nhẹ.

Còn tính từ mức đáy gần nhất vào giữa tháng 6-2016, đến nay, giá mủ cao su thế giới đã tăng xấp xỉ 20%. Riêng cao su sơ chế SVR3L,  quý 1/2016, giá 26-28 triệu đồng/tấn, cuối tháng 4-2016 tăng lên 37 triệu đồng/tấn nhưng kéo dài không bao lâu. So với mức giá chạm đáy 26 triệu đồng/tấn đầu năm 2016, mức giá 33-37 triệu đồng/tấn đã và đang mang lại chút ít hy vọng cho doanh nghiệp và nhà nông trồng cao su.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giá mủ cao su tăng một phần do hạn hán, đặc biệt là sản lượng cao su của Thái Lan giảm 50%. Bên cạnh đó do tiêu thụ săm lốp ôtô trên thế giới tăng; giá dầu tăng nhẹ cũng là động lực kéo giá cao su tăng theo.

P.T (Nguồn: VRA)

分享到: