Vượt xa kế hoạch
Theo báo cáo của Bộ GTVT, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ GTVT đã triển khai CPH 137 DN, tăng 67 DN so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến hết năm 2015, Bộ GTVT sẽ hoàn thành IPO 124 DN, trong đó có 12 Tổng công ty (TCT).Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh: Bộ GTVT tạo nền tảng để triển khai CPH các đơn vị sự nghiệp
Thời gian qua, Bộ GTVT không chỉ tích cực thực hiện việc sắp xếp, đổi mới đối với các DNNN thuộc Bộ mà còn sắp xếp được các đơn vị sự nghiệp. Đây là việc làm hết sức phức tạp, khó khăn mà ngay cả Trung ương cũng phải thảo luận rất nhiều để thống nhất quan điểm vì điều này tác động trực tiếp đến người dân.
Bộ GTVT không chỉ thực hiện đầu tiên việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp mà còn cho phép các đơn vị chuyển sang tự chủ và đồng thời thực hiện CPH luôn. Xuất phát từ cái nền của Bộ GTVT, Chính phủ mới có cơ sở hoàn thiện các cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện CPH các đơn vị sự nghiệp, trong đó có lĩnh vực y tế.
Những động thái của Bộ GTVT rất tích cực nhằm thoái vốn ở nơi Nhà nước không cần nắm giữ để lấy vốn đó đầu tư vào chỗ Nhà nước cần nắm giữ, đồng thời đầu tư vào các đơn vị sự nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Ngoài Bệnh viên GTVT và Bệnh viện Nam Thăng Long, hiện Bộ GTVT đã đề xuất tiếp tục thực hiện CPH 10 đơn vị nữa là các trường học. Chính phủ đang cân nhắc các đề xuất này để đạt được hiệu quả cao nhất.
Thời gian tới, Bộ GTVT cần tiếp tục sắp xếp, đổi mới các DN còn lại, đồng thời có biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đã thực hiện TCC, CPH.
Trong số 137 DN thực hiện CPH, có 16 TCT có quy mô lớn như: Hàng không Việt Nam (VNA), Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Hàng hải Việt Nam (Vinalines)... Thời gian qua, Bộ GTVT cũng đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm CPH 12 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có Bệnh viện GTVT Trung ương và Bệnh viện Nam Thăng Long.
Tại Hội nghị tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển DN Nhà nước giai đoạn 2011-2015 do Bộ GTVT tổ chức mới đây, ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc VNA cho biết: Đối với VNA, việc TCC được triển khai đồng thời ở Công ty mẹ và các công ty thành viên, trong đó trọng tâm là CPH Công ty mẹ đồng thời TCC, sắp xếp lại các công ty thành viên. Đến nay, Đề án TCC của VNA cơ bản hoàn thành tốt. TCT đã thoái 91% tổng số vốn cần thoái theo kế hoạch với số tiền thu được hơn 734 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành việc thoái vốn, VNA sẽ giảm được 15 DN trong tổng số 33 DN. Số DN còn lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không và các DN liên quan đến dây chuyền dịch vụ vận tải hàng không.
TCT Đường sắt Việt Nam (VRA) được đánh giá là đơn vị có nhiều khó khăn trong quá trình TCC, CPH. Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thành, Tổng giám đốc VRA cho biết, đến thời điểm hiện tại VRA đã IPO thành công 14 DN, còn lại 9 DN nữa sẽ thực hiện xong trước ngày 14-12. Như vậy trong số 24 công ty phải CPH trong năm nay thì chỉ còn 1 công ty xin phép lui lại thời điểm đến ngày 30-12.
Bệnh viện GTVT Trung ương là đơn vị công lập đầu tiên thực hiện thí điểm CPH và chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ năm 2016. Mặc dù nhìn nhận do là đơn vị đi đầu nên phải đối mặt với không ít thách thức nhưng theo ông Trần Trung, Giám đốc Bệnh viện GTVT Trung ương, bệnh viện cũng vừa IPO thành công với mức giá cổ phiếu cao (23.597 nghìn/cổ phiếu). Việc chuyển sang Công ty cổ phần sẽ giúp bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì có quản trị tốt hơn.
“Sống” tốt hơn sau CPH
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đánh giá: Giai đoạn 2011-2015, các DN xây dựng hạ tầng giao thông có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp, tài chính mất cân đối dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, thiếu việc làm. Bên cạnh đó, thị trường vận tải biển quốc tế suy thoái nghiêm trọng, giá cước vận tải biển giảm sâu đến 95%, nhiều DN vận tải biển và đóng tàu trên thế giới suy thoái, phá sản đã tác động trực tiếp đến ngành vận tải biển và đóng tàu trong nước.
Giai đoạn này, hầu hết các DN thuộc Bộ GTVT gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhóm DN hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, đóng tàu và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ cao, vượt so với quy định (có DN lên đến 10 lần). Trên thực tế, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đình trệ sản xuất, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu và rơi vào tình trạng phá sản. Vinalines mất cân đối tài chính, thua lỗ liên tiếp, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhiều tàu đã phải dừng khai thác do không hiệu quả.
“Tuy nhiên, phần lớn các DN sau khi sắp xếp, CPH đã tinh giản bộ máy, phương thức quản lý được đổi mới, các công việc lớn của DN như: Đầu tư, phân phối lợi nhuận đều được thảo luận dân chủ trong Đại hội cổ đông, vì vậy đã tạo ra khí thế mới, làm việc có năng suất, hiệu quả hơn so với trước khi được sắp xếp, CPH”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh. Báo cáo của Bộ GTVT cũng cho thấy: Trong lĩnh vực tài chính, thông qua TCC, CPH, các DN đã giải quyết được các tồn tại, bước đầu lành mạnh hóa tình hình tài chính, vốn điều lệ tăng, giảm được hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ, bình quân giảm 50%.
Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là ví dụ khá điển hình cho sự “lột xác” nhờ TCC, CPH. Việc hợp nhất 3 TCT Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam đã tạo ra một DN có năng lực mạnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ, thống nhất và đồng bộ các chiến lược, quy hoạch của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác hệ thống cảng hàng không; tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng điểm từng công trình, dự án; đưa công nghệ quản trị DN mới, thống nhất hiệu quả hơn. Ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch ACV cho biết: Sau khi thực hiện TCC, sáp nhập 3 TCT, sản lượng của ACV đã tăng trưởng từ 14,8 nghìn tỷ đồng năm 2012 lên hơn 19 nghìn tỷ đồng năm 2014.
Đối với trường hợp của TCT Xây dựng đường thuỷ (Vinawaco), theo ông Ngô Văn Tuấn, Tổng giám đốc Vinawaco, khi ông Tuấn tiếp quản DN hiện trạng vô cùng khó khăn khi có tới 46 đơn kiện và một đống nợ tồn tại, các dự án không thể quyết toán. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm chuyển sang Công ty cổ phần đến nay Vinawaco không còn lá đơn kiện nào, lương lao động tăng gần gấp đôi. Bên cạnh đó, toàn bộ máy móc thiết bị đã được đại tu, sửa chữa, mua sắm thêm…
顶: 78476踩: 1Đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành việc thoái vốn tại 106 DN, trong đó có 7 Công ty mẹ - Tổng công ty và 99 DN thành viên thuộc các Tổng công ty với tổng số tiền thu về trên 4.243,3 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2014 và 9 tháng đầu năm 2015, tổng số tiền thoái vốn thu về tại 79 DN là 3.693,3 tỷ đồng. Trong đó, đối với 10 Công ty mẹ -TCT, sau khi hoàn thành CPH, Bộ GTVT đã rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại 10 Công ty mẹ - TCT (Cienco 1, Cienco 4, Cienco 5, Cienco 6, Cienco 8 và Vinamotor, Vận tải thủy, Tư vấn thiết kế giao thông vận tải, Thăng Long, Xây dựng đường thủy).
Đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại Cienco 1 và Cienco 4; 20 % vốn điều lệ tại các TCT: Vận tải thủy và Tư vấn thiết kế giao thông vận tải; 31% vốn điều lệ tại Cienco 8 thu về trên 753 tỷ đồng. Dự kiến trong quý I-2016, Bộ GTVT sẽ hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại các TCT.
【xep hang ha lan】Doanh nghiệp ngành giao thông “lột xác” nhờ tái cơ cấu, cổ phần hóa
人参与 | 时间:2025-01-11 06:39:20
相关文章
- Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- Học sinh Cần Thơ tựu trường vào ngày 1
- Đồng bào Phật giáo thành phố đóng góp hơn 39 tỉ đồng thực hiện từ thiện xã hội
- Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên
- "Đinh Rú
- Cần đồng thuận, quyết tâm cao
- Công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy năm 2021
- Học sinh ngoại thành“làm quen” trường nghề
- 'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- Dành 600 chỉ tiêu cho 2 ngành đào tạo chuẩn quốc tế
评论专区