Cách nào giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp?ậpkhẩunguyênliệudệtmaydagiàytăngmạbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia colombia Tín hiệu tích cực từ chỉ số nhập khẩu nguyên liệu tăng |
| Ngành hàng dệt may phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: T.Bình |
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 3,2% so với tháng trước. Tính chung, 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% (tương ứng tăng 6,99 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là vải các loại đạt 12,27 tỷ USD, tăng 14,7%; nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 5,88 tỷ USD, tăng 19,3%; bông các loại đạt 2,42 tỷ USD, tăng 2,7%; xơ sợi dệt các loại đạt 2,24 tỷ USD, tăng 24,4%. Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 51%, với 12,83 tỷ USD, tăng 22,9%% (tương ứng tăng 2,39 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Chiều ngược lại, xuất khẩu ngành hàng dệt may và giày dép cũng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Cụ thể, xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong 10 tháng đạt 30,57 tỷ USD, tăng 10,5% (tương ứng tăng 2,9 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Thi trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu là Hoa Kỳ đạt 13,3 tỷ USD, tăng 10,7%; EU đạt 3,54 tỷ USD, tăng 10,2%; Nhật Bản đạt 3,55 tỷ USD, tăng 7% và Hàn Quốc đạt 2,73 tỷ USD, tăng 2,6%... Đối với mặt hàng giày dép, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 18,57 tỷ USD, tăng 12,9% (tương ứng tăng 2,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu chủ lực là Hoa Kỳ đạt 6,86 tỷ USD, tăng 17,7% và Trung Quốc đạt 1,56 tỷ USD, tăng 3%; EU đạt 4,66 tỷ USD, tăng 17,2%. Đặc biệt, xuất khẩu sang Hà Lan đạt 1,35 tỷ USD, tăng tới 73% so với cùng kỳ năm trước. |