Tuần qua, thị trường chứng khoán ghi nhận chuyển biến tích cực, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, theo ông điều này phản ánh diễn biến tâm lý thị trường ra sao? Đà hồi phục bền bỉ của thị trường trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, bất chấp những thông tin được cho là tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng của thị trường, qua đó thúc đẩy dòng tiền đổ vào TTCK mạnh mẽ hơn. Đà hồi phục bền bỉ của thị trường trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, bất chấp những thông tin được cho là tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng của thị trường, qua đó thúc đẩy dòng tiền đổ vào TTCK mạnh mẽ hơn.Mặc dù vậy, khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh tại 1.000 điểm cùng với thị trường đang tiến đến gần đợt cấu trúc danh mục định kỳ của các quỹ ETF ngoại trong tháng 9, với dự báo khá nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ chỉ số sẽ bị hạ tỷ trọng, dòng tiền đã định hướng sang nhóm cổ phiếu ít bị ảnh hưởng hơn. Đó là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang có định giá tương đối khá hấp dẫn so với mặt bằng giá trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E) chung của VN-Index. Ông nhận định thế nào về các khả năng diễn ra với thị trường trong tháng 9 này? VNIndex liệu có khả năng bứt phá không? Tôi cho rằng với áp lực bán ra từ các quỹ ETF tại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, đà hồi phục của VN-Index sẽ gặp khó khăn nhất định trong nửa đầu tháng 9. Theo đó chỉ số này có khả năng sẽ điều chỉnh giảm từ 2-3% từ mức kháng cự 1.000 điểm. Tuy nhiên sau đó, VN-Index có khả năng sẽ vượt qua mốc này vào nửa cuối tháng 9 và hướng lên mốc khoảng 1.030 điểm. Dù vẫn bán ròng nhưng nhiều ý kiến cho rằng, khối ngoại sẽ là một “ẩn số” có khả năng sẽ trở lại mua ròng, hỗ trợ tích cực cho chứng khoán Việt khi các yếu tố lãi suất, tỷ giá ổn định. Quan điểm của ông như thế nào? Tôi cho rằng, trong ngắn hạn chưa nên quá lạc quan về sự quay trở lại của dòng vốn ngoại đến từ các kênh đầu tư gián tiếp như ETF hay P-Notes trong bối cảnh đồng USD vẫn đang hấp dẫn và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang có dấu hiệu leo thang. Tuy nhiên, với sự hấp dẫn đến từ nội tại của nền kinh tế Việt Nam cùng với lộ trình IPO, nới room ngoại và quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán của Chính phủ, tôi tin rằng dòng vốn ngoại sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để quay trở lại với thị trường. Theo nhiều ý kiến, rủi ro tỷ giá và lãi suất đã phần nào phản ánh vào thị trường trong thời gian qua. Theo ông, liệu các yếu tố lãi suất và tỷ giá liệu có còn đáng quan ngại trong những tháng cuối năm? Đến thời điểm hiện tại, tôi không còn nhiều quan ngại về những yếu tố như tỷ giá hay lãi suất sẽ tác động nhiều đến xu hướng thị trường trong tháng 9. Nhìn xa hơn, tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng trong năm 2019. Yếu tố có thể tác động đến thị trường trong tháng 9, như đã nói ở trên, có khả năng đến từ yếu tố cung - cầu trong đợt cấu trúc danh mục ETF sắp tới. Tháng 9 cũng là tháng một số DN rục rịch công bố dự kiến kết quả quý III. Theo ông, đây có phải là yếu tố nhà đầu tư nên quan tâm khi ra quyết định giải ngân? Cổ phiếu của những nhóm ngành nào có thể có diễn biến khả quan trong tháng 9? Chắc phải đến những tuần cuối tháng 9, kết quả kinh doanh quý III của một số công ty niêm yết mới bắt đầu được hé lộ. Tôi cho rằng, đây chưa phải là yếu tố có tính chất dẫn dắt sự quan tâm của thị trường trong tháng 9. Tuy nhiên, cá nhân tôi đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cho những cổ phiếu trong các ngành tài chính, hàng tiêu dùng, công nghiệp hay bất động sản. |