TS Đặng Đức Anh phát biểu tại tọa đàm |
Tại tọa đàm,ăngtrưởngkinhtếcuốinămNỗlựcvượtquatháchthứkết quả bóng đá montpellier TS Đặng Đức Anh – Trưởng ban Ban Phân tích và dự báo - Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã điểm lại những kết quả nổi bật của kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm. Theo đó, tăng trưởng GDP đạt 7,08%, đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng so với cùng kỳ các năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07% và khu vực dịch vụ tăng 6,90%. Đặc biệt, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 tháng đầu năm trong giai đoạn từ 2012-2018.
Mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng, song các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm vẫn nhờ vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), điển hình là hai doanh nghiệp FDI lớn là Samsung và Formosa.
Dự báo về triển vọng các tháng cuối năm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bối cảnh trong nước và quốc tế. Cụ thể, trong nước, sức ép đến ổn định kinh tế vĩ mô ngày càng lớn, lực đẩy từ khu vực FDI mất dần, không có động lực mới bổ sung, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu hoạt động trong phân khúc thấp của chuỗi giá trị, chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào vốn.
Bối cảnh quốc tế, việc tăng giá đồng đôla Mỹ; chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ đối với các nước khác, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; biến động giá của các mặt hàng thiết yếu trên thị trường quốc tế… sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những tháng cuối năm.
Từ những phân tích trên, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia dự báo, tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 6,83% (cao hơn mục tiêu 6,7%). Trong đó, tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,54%; công nghiệp và xây dựng 7,89% và dịch vụ 7,36%. Lạm phát bình quân 4-4,2%.
Cũng theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, tăng trưởng GDP quý III đạt 6,72% và quý IV đạt 6,56%. Nhận định này trùng với đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trước đó cho rằng, tăng trưởng năm 2018 theo chiều hướng quý sau thấp hơn quý trước.
Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế cũng đề xuất những giải pháp nhằm đạt được mức tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn vào những tháng cuối năm. Trong đó, một trong những giải pháp được quan tâm nhiều nhất là tập trung tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Liên quan đến giải pháp này, GS, TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – cho rằng: DNNN là khu vực sử dụng nhiều vốn, đất đai nhưng lại là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất, đặc biệt mục tiêu tái cơ cấu khu vực này đưa ra thời gian qua nhưng vẫn không thực hiện được.
Bên cạnh tập trung tái cơ cấu DNNN, ông Nguyễn Mại cũng cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi hơn cho khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Vì trên thực tế, trong tổng số 600.000 DN đang hoạt động hiện nay thì có tới 350.000 DN chưa tiếp cận được vốn tín dụng.
Riêng về khu vực FDI, các chuyên gia kinh tế cho rằng, khu vực này vẫn đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới, song vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng. Để khu vực này đóng góp được nhiều hơn nữa, Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng, đặc biệt thu hút được nguồn vốn FDI đầu tư theo hình thức mua bán – sáp nhập (M&A), bởi so với nguồn vốn đầu tư trực tiếp, nguồn vốn này không chỉ giải ngân nhanh mà còn tác động làm thay đổi môi trường kinh doanh trong nước theo hướng tích cực.