您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhận định trận argentina】Việt Nam đang thực hiện trước thời hạn các cam kết tạo thuận lợi thương mại 正文
时间:2025-01-26 02:07:29 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín
Ngành Hải quan đã có những bước cải cách quan trọng góp phần tạo thuận lợi thương mạiUSAID khảo sát nhận định trận argentina
Ngành Hải quan đã có những bước cải cách quan trọng góp phần tạo thuận lợi thương mại | |
USAID khảo sát về công tác tạo thuận lợi tại Hải quan Bắc Ninh |
Các diễn giả chia sẻ về cải cách tạo thuận lợi thương mại cho hoạt động XNK trong khuôn khổ hội nghị. |
Lượng hàng hóa kiểm tra chuyên ngành giảm đáng kể
Thông tin tại Hội nghị cải cách hải quan và triển vọng thương mại Việt Nam diễn ra ngày 7/12 tại TPHCM, các chuyên gia đánh giá, tạo thuận lợi thương mại là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, thương mại quốc tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tạo thuận lợi thương mại giúp tạo công ăn việc làm và kết nối các nhà máy, cửa hàng và người tiêu dùng với thị trường toàn cầu.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, các thủ tục xuất nhập khẩu rườm rà vẫn là một rào cản lớn đối với thương mại. Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ trong 5 năm, từ 2018 - 2023 đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam vượt qua những rào cản này.
Ông Claudio Dordi, Giám đốc Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho biết, Dự án phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan để xây dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Những cải cách này đang hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh tiến độ thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới, giúp các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam thuận lợi hơn với chi phí hợp lý hơn. Khung pháp lý là nền tảng cho tạo thuận lợi thương mại. Cùng với Tổng cục Hải quan và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đã và đang hỗ trợ cải cách pháp lý và thể chế, đặc biệt chú trọng tới cải cách kiểm tra chuyên ngành.
Kiểm tra chuyên ngành là một thủ tục xuất nhập khẩu cần thiết. Thủ tục đó nhằm đảm bảo rằng hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết về an toàn và chất lượng. Tuy nhiên, kiểm tra chuyên ngành có thể làm thời gian thông quan tại cửa khẩu kéo dài, gây chậm trễ trong hoạt động giao thương quốc tế và tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là do một số hàng hoá chịu sự kiểm tra của nhiều Bộ, ngành.
Kể từ năm 2018, Dự án Tạo thuận lợi thương mại và Tổng cục Hải quan đã tiến hành 5 đợt rà soát các quy định pháp lý về kiểm tra chuyên ngành, quy tụ đại diện của cơ quan hải quan, các Bộ, ngành và khu vực tư nhân để đề xuất những lĩnh vực cải cách cần thiết. Để củng cố những nỗ lực cải cách này, Dự án cũng hỗ trợ xây dựng các Nghị quyết hàng năm của Chính phủ. Những biện pháp cải cách môi trường kinh doanh đề ra trong các Nghị quyết đã có tác dụng rõ rệt. Số lượng hàng hoá kiểm tra chuyên ngành đã giảm đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tỷ lệ tờ khai phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành giảm từ 30% năm 2015 xuống còn 19% vào tháng 6/2022. Qua đó tạo thuận lợi cho thương mại và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp cả thời gian và tiền bạc.
Đánh giá về những kết quả của cải cách tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam trong thời gian qua, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, với chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ từ năm 2015 đến nay, cải cách toàn diện các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ XNK đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến cuối 2019, số lượng mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành cắt giảm được khoảng 12.600/82.698 mặt hàng. Đáng chú ý, cơ quan Hải quan đã thực hiện tốt việc quản lý rủi ro, hầu hết các mặt hàng chuyển từ danh mục kiểm tra ở giai đoạn trước thông quan sang giai đoạn sau thông quan; hàng hóa kiểm tra chuyên ngành được minh bạch về danh mục và chi phí…
Điều này đã đem lại thuận lợi vô cùng lớn cho doanh nghiệp trong cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm chi phí lưu kho, bãi... Số tiền phí lưu kho tại cảng đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành năm 2019 giảm được ít nhất là 189 tỷ đồng so với năm 2015. Mức giảm chi phí thực tế còn nhiều hơn vì hàng hóa kiểm tra sau thông quan, kiểm tra giảm hoặc miễn kiểm tra thì hàng hóa không phải lưu kho tại cảng quá hạn, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Số hóa hoạt động hải quan
Đồng thời, với việc đẩy mạnh chương trình cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Hải quan còn tăng cường các nỗ lực chuyển đổi từ thủ tục hành chính dựa trên giấy tờ sang hệ thống hải quan SMART kỹ thuật số. Để hỗ trợ những nỗ lực này, Dự án đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng cục Hải quan và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân.
Thông qua những hoạt động này, Dự án đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể để Tổng cục Hải quan trở thành cơ quan quản lý hải quan được số hóa hoàn toàn.
Dự án cũng đang hỗ trợ kỹ thuật cho dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia giữa bộ, ngành hữu quan của Chính phủ, một yêu cầu thiết yếu đối với hệ thống hải quan SMART. Bằng cách tích hợp các hồ sơ và dữ liệu liên quan đến thương mại trên một nền tảng trực tuyến duy nhất, hệ thống hải quan SMART sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại và giảm chi phí cho các doanh nghiệp có hoạt động thương mại qua biên giới tại Việt Nam.
Cam kết của Chính phủ Việt Nam trong tạo thuận lợi thương mại thể hiện qua nhiều kết quả. Việt Nam đang vượt tiến độ thực hiện các cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Tới tháng 6/2022, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đã hỗ trợ Tổng cục Hải quan thực hiện 21 trong tổng số 24 điều khoản của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Việt Nam dự kiến sẽ tuân thủ đầy đủ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại vào cuối năm 2024.
Tạo thuận lợi thương mại đang góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ở trong khu vực và trên thế giới, mang lại sự thịnh vượng ngày càng lớn hơn cho người dân Việt Nam. Trong năm hoạt động cuối cùng, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ vẫn kiên định ủng hộ các mục tiêu này.
Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng2025-01-26 02:05
Diễn đàn Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng2025-01-26 02:01
Giáo viên TP.HCM được thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 1,5 triệu đồng2025-01-26 01:58
3 nhóm ngành tỉ lệ ứng viên GS bị loại là 100%2025-01-26 01:39
Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 12025-01-26 01:23
EU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng2025-01-26 00:59
Ông Biden lựa chọn bà Katherine Tai làm tân Đại diện Thương mại Mỹ2025-01-26 00:24
Ngành giao thông chủ động kế hoạch giải ngân các dự án lớn2025-01-26 00:07
Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!2025-01-26 00:06
PVN hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất quý I/20202025-01-25 23:27
Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp2025-01-26 02:05
Lý do nhiều gen Z chọn xét tuyển học bạ vào đại học2025-01-26 01:36
Ít nhất 15.000 người Philippines tham gia thử nghiệm vaccine của WHO2025-01-26 01:29
Gia hạn thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để duy trì hoạt động2025-01-26 01:23
Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?2025-01-26 01:15
Tổng giám đốc WHO: Thế giới có thể bắt đầu mơ đại dịch kết thúc2025-01-26 01:09
Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu2025-01-26 01:06
Học sinh, sinh viên cả nước thử thách ngôn ngữ lập trình Scratch2025-01-26 00:26
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB2025-01-26 00:11
Thực hiện tuyên bố JETP: Chính phủ phê duyệt đề án tiến tới đóng cửa nhà máy điện than kém hiệu quả2025-01-25 23:24