Cẩm Nhi,ônđấulạởaolàespanyol đấu với real sociedad HLV Thanh Tùng, Hồng Nhung và Thanh Bình (từ trái sang) chia vui sau một ngày thắng lợi của môn võ gậy. Ảnh: vnexpress.net
Để cho cái “ao làng” thêm vui, đặc biệt là khích lệ tinh thần của nước chủ nhà, lệ được bày ra, cho phép chủ nhà “chọn thêm món” (và dĩ nhiên, họ sẽ chọn món họ thích). Thông thường, các môn thể thao thi đấu ở SEA Games được chia 3, gồm bắt buộc (điền kinh, thể thao dưới nước), nằm trong chương trình của Olympic hay Á vận hội, và các môn truyền thống cùng môn thể thao mới (gọi là môn lạ) mà chủ nhà chọn.
Chuyện nảy sinh từ môn truyền thống và mới lạ đó. Chủ nhà mỗi người mỗi kiểu. Ví như chủ nhà Indonesia trong những năm 90 của thế kỷ trước chọn pencak silat. Năm 2003, Việt Nam đăng cai đã đưa 3 môn cờ vua, đá cầu và lặn vào chương trình thi đấu. Cũng Indonesia làm chủ nhà, SEA Games 2011 táo bạo quyết định bỏ môn cờ vua để thay vào đó, đưa môn bài tây vào tranh tài.
Đưa môn lạ vào thi đấu, dĩ nhiên nước chủ nhà bao giờ chọn môn sở trường, kể cả yếu tố gây khó cho đối phương và cũng nhắm đến những tấm huy chương sở hữu. Riêng món bài tây đã mang lại cho Indonesia 8 tấm huy chương 8 năm trước đây, trong đó có 4 huy chương vàng.
Kỳ SEA Games này không ngoại lệ, thậm chí chủ nhà Philippines còn chơi mạnh tay hơn nữa. Họ đã tranh thủ đưa vào nội dung thi đấu các môn thể thao lạ hoắc, kiểu như vượt chướng ngại vật, hockey dưới nước, bóng gỗ trên cỏ và bóng lưới. Tất nhiên, họ cũng không quên đưa các môn từ lạ đã thành quen, như môn võ gậy (arnis) truyền thống của quốc gia này, từng được đưa vào thi đấu ở SEA Games 2005.
Không còn nghi ngờ, Việt Nam đã nằm trong top đầu của SEA Games. Thế nhưng, tính ra trong số 56 môn thi đấu ở SEA Games 2019, có tới 13 môn Việt Nam không có cách gì để tham gia. Nước chủ nhà đưa ra những môn thể thao quá lạ lẫm và hai năm là không đủ để chuẩn bị. Còn trong hơn 40 môn còn lại, Việt Nam chỉ có khoảng 25 - 30 môn chủ lực. Số còn lại, tham gia với mục đích thúc đẩy sự phát triển và mở rộng phong trào.
Nói đi cũng phải nói lại, có những môn thể thao lạ đã “gậy ông đập lưng ông”. Ví như môn võ gậy. Với tham vọng quảng bá môn quốc võ, Philippines đã đưa môn này vào chương trình thi đấu trong 2 lần đăng cai SEA Games 16 (1991) và 23 (2005). Nếu ở SEA Games 16, Việt Nam dự tranh môn võ gậy với mục tiêu học hỏi thì đến SEA Games 23, Việt Nam đã sánh ngang nước chủ nhà với 3 HCV, 3 HCB.
Diễn biến những ngày đầu của SEA Games 2019 cho thấy, võ gậy đã là mỏ huy chương của thể thao Việt Nam. Trong ngày thi đấu đầu tiên, môn này đã mang về cho Việt Nam 3 trong tổng số 10 tấm huy chương vàng. Cuộc cạnh tranh huy chương ở môn này vẫn diễn ra khốc liệt và hấp dẫn chưa rõ “Mèo nào cắn mỉu nào” giữa Việt Nam với Philippines.
Rõ ràng, nếu không có cuộc chơi ở “ao làng” SEA Games thì ngay cả cái tên võ gậy cũng đầy xa lạ chứ đừng nói chi Việt Nam trở thành cường quốc môn võ này. Thì ra, môn lạ ở “ao làng” cũng có cái hay đó chứ!
Đình Nam