>> Ngành Nông nghiệp Việt Nam: Sẵn sàng bước vào 'đấu trường' TPP
>> Ngành Nông nghiệp đề xuất bố trí hơn 97 nghìn tỷ đồng ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong quý III/2017,ẽràsoátbãibỏđiềukiệnkinhdoanhnôngnghiệthứ hạng của lion city sailors Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết sẽ hoàn thiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư năm 2014, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp.
Hiện tại, lĩnh vực này đang có 33 ngành nghề kinh doanh có điều kiện với 290 điều kiện kinh doanh (60 điều kiện chung, 7 điều kiện về tài chính, 32 điều kiện về địa điểm, 90 điều kiện về năng lực sản xuất, 59 điều kiện về nhân lực, 6 điều kiện về phương án kinh doanh, 7 điều kiện về quy hoạch và 29 điều kiện khác) trong lĩnh vực NN&PTNT.
Theo kiến nghị của Bộ KH&ĐT, trong lĩnh vực NN&PTNT sẽ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ 142 điều kiện. Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng cho rằng có 7 ngành nghề có phạm vi kiểm soát chưa phù hợp cần điều chỉnh. Bộ NN&PTNT o biết chđã chỉ đạo các cơ quan trực thuộc chủ động rà soát các điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của Bộ KH&ĐT.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng thường xuyên tổ chức phổ biến, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về các quy định đầu tư kinh doanh như: Phổ biến các quy định về quản lý thuốc thú y, quản lý nguyên liệu kháng sinh; tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong xuất khẩu thuốc thú y...
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường và triển khai các biện pháp ứng phó với chính sách thương mại của các đối tác về hỗ trợ doanh nghiệp như: Lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín của Australia; cảnh báo của Châu Âu về dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản Việt Nam (rau quả, hồ tiều, hải sản đánh bắt bất hợp pháp...).
Bộ NN&PTNT cũng cho biết, trong quý IV, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, tín dụng và thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản.
Đồng thời, đẩy mạnh việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức đối thoại để tổng hợp, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với công tác quản lý nhà nước trong thực thi các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, theo Nghị quyết 19.
Khánh Linh