Xét nghiệm PCR tìm virus SARS-CoV-2 trong phòng chuyên dụng ở Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: NGUYỄN THƯỢNG HIỂN
Ngày 28/4,ủquanlàvỡtrậbxh duc 1 bản tin COVID-19 mỗi ngày của Bộ Y tế vẫn thông báo chỉ có 8 ca dương tính nhập cảnh đã cách ly. Cả nước vẫn bình yên với COVID-19 như nhiều tháng trước đó. Nhưng qua đầu ngày 29/4, xuất hiện ca dương tính là người từ nước ngoài về, vừa hoàn thành cách ly ở Đà Nẵng sau khi đã có 3 kết quả âm tính trong thời gian cách ly, về nhà thì dương tính trở lại. Đến chiều 29/4, có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 lây từ bệnh nhân vừa rời khu cách ly nói trên. Từ đó, con số bệnh nhân COVID-19 tăng lên nhanh mỗi ngày. Cả nước trở lại với cuộc sống thời dịch bệnh hoành hành như một năm trước. Bản tin COVID-19 của Bộ Y tế lại phát mỗi ngày hai lần, có ngày phát cả bản tin trưa, vì diễn biến bệnh dịch quá gấp gáp. Chỉ trong chưa đầy hai tuần đầu tháng 5, từ con số 0 đã tăng lên 25 tỉnh thành có bệnh nhân COVID-19, 7 bệnh viện đã bị phong tỏa. Và con số đó vẫn đang tăng lên mỗi ngày.
Thừa Thiên Huế vẫn là vùng an toàn trong suốt 15 tháng dịch bệnh hoành hành cả thế giới. Cả ba đợt dịch trước, Huế không có ca bệnh nào trong cộng đồng, chỉ có các ca bệnh là du khách nước ngoài và đã được điều trị lành bệnh. Đặc biệt, đợt dịch thứ hai (tháng 8/2020), COVID-19 đã gây chao đảo cả hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Trị, buộc phải phong tỏa toàn địa bàn, thì Huế vẫn an toàn. Vậy mà đợt này, đã có 4 ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng (tính tới chiều 12/5), trong đó có ca là F2. Dịch bệnh đang có nguy cơ lây lan rộng ra cả tỉnh. Nhiều nơi trong tỉnh đã phải áp dụng biện pháp phong tỏa chặt.
Chốt hướng dẫn y tế tại Hương Trà. Ảnh:HOÀNG PHƯỚC
Trước đó, từ ngày 26/4, Bộ Y tế đã cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra đợt dịch thứ tư ở Việt Nam, khi mà dịch bệnh đang rộ lên ở hai nước láng giềng là Campuchia và Lào. Ngày 28/4, Bộ Y tế lại phát thông báo khuyến cáo nguy cơ dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Nhìn những đoàn du khách đông đúc trong kỳ nghỉ lễ vừa mừng cho ngành du lịch, nhưng rất lo dịch bệnh tái phát. Và đợt dịch thứ tư đã bùng phát ngay sau kỳ nghỉ lễ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã xác định bốn nguồn lây trong đợt dịch này. Thứ nhất là nguồn lây từ bệnh nhân 2899 ở Hà Nam (bệnh nhân đi Nhật về, đã hoàn thành cách ly tại Đà Nẵng) và lan ra các tỉnh. Thứ hai là nguồn từ các chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh hôm 18/4, cách ly tại khách sạn ở Yên Bái. Thứ ba là nguồn lây từ bệnh nhân 3051, từ Lào nhập cảnh trái phép về Hải Dương. Thứ tư là nguồn lây tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, lan sang Bệnh viện K và nhiều tỉnh thành ở miền Bắc.
Nhưng nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn là sự chủ quan. Chủ quan trong các cơ quan chức năng và chủ quan của cả cộng đồng. Sau nhiều tháng không có bệnh dịch trong cộng đồng, có vẻ như nhiều người đã quên COVID-19. Trong cuộc họp khẩn ngày 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ rõ điều này. Theo Thủ tướng Chính phủ, diễn biến tại các địa phương và các bệnh viện xảy ra ổ dịch cho thấy có sự chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện không đúng quy trình, quy định, đặc biệt chưa chuẩn bị đầy đủ cho chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”. Cán bộ, nhất là người đứng đầu, còn có những lúc lơ là, chủ quan, phân công nhiệm vụ không rõ ràng; đến khi có dịch thì lúng túng, hốt hoảng, áp dụng các biện pháp cực đoan làm cho Nhân dân hoang mang, sản xuất kinh doanh trì trệ. Thủ tướng yêu cầu “phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay”.
Chúng ta đã vượt qua hơn một năm dịch bệnh COVID-19 hoành hành, trong đó có ba đợt dịch bùng phát dữ dội, và đã sống chung một cách an toàn với dịch bệnh trong một trạng thái chưa từng có trong lịch sử: trạng thái “bình thường mới”. Thành quả đó đã được cả thế giới thừa nhận và mong mỏi được như Việt Nam. Đó là kết quả từ tinh thần “chống dịch như chống giặc” của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực không ngừng của lực lượng chống dịch mà trực tiếp là đội ngũ y tế. Đó cũng là thành quả của thái độ biết lo lắng, không chủ quan và không cho phép chủ quan của cả cộng đồng, từ lãnh đạo cho đến từng người dân. Nhưng chỉ cần một phút chủ quan, là thành quả đó có thể sụp đổ. Và hậu quả là thế nào, chúng ta đã biết khi nhìn sang các quốc gia đang “vỡ trận” như Ấn Độ, Brazil.
Thủ tướng Chỉnh phủ yêu cầu chuyển từ phòng thủ sang tấn công bệnh dịch. Trận chiến này đang cần cả một cuộc tấn công tổng lực của toàn xã hội. Và cũng cần nhắc lại rằng, trong việc chống dịch bệnh, thái độ vẫn quan trọng hơn trình độ. Chủ động là sẽ có ngày chiến thắng. Chủ quan là “vỡ trận”.
MINH QUÂN
顶: 3741踩: 66532
【bxh duc 1】Chủ quan là “vỡ trận”
人参与 | 时间:2025-01-25 00:18:53
相关文章
- Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- TP.HCM: Sức mua tại siêu thị tăng 300% trong dịp Tết
- Những thực phẩm có độc tố cần phải cẩn thận khi chế biến
- Bí quyết chọn dầu gội đầu phù hợp với từng loại tóc
- Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- Tài xế bỏ mặc sản phụ ở Bình Phước ân hận, con gái viết tâm thư xin lỗi
- Giải pháp giúp người gầy tăng cân
- TP.HCM: Nhiều thuận lợi trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
- Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Bé trai miền Tây ngậm kẹo mút khi đi ngủ nuốt luôn que nhựa dài hơn 7 cm
评论专区