游客发表
发帖时间:2025-01-11 00:01:07
Xung quanh vấn đề này,ómCôngtácngânhàluật chơi xì dách nhà cái phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.
|
* PV: Trong năm vừa qua, từ góc độ nhà quản lý ngân hàng, ông đánh giá thế nào về những chuyển động trong lĩnh vực ngân hàng sau các kỳ VBF?
- Ông Phạm Hồng Hải:Dấu ấn rõ nhất năm vừa qua là việc cải thiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tích cực, sâu sát cùng làm việc với Nhóm Công tác ngân hàng. NHNN cũng thể hiện sự cầu thị trong việc lắng nghe về các xu hướng mới, sản phẩm mới của các thị trường khác, cân nhắc đưa sản phẩm này về thị trường Việt Nam. Đây là hai tín hiệu rất tích cực từ cơ quan quản lý. Tất nhiên, để giải quyết vấn đề sẽ cần có thời gian để đưa ra khuôn khổ pháp lý phù hợp, tuy nhiên ít nhất hai bên đã cùng hợp tác để đi đến một mục tiêu chung.
* PV: Lâu nay, Nhóm Công tác ngân hàng vẫn có kiến nghị về việc nới room ngoại cho lĩnh vực ngân hàng. Theo ông, điều này có ý nghĩa như thế nào?
- Ông Phạm Hồng Hải:Thực ra hiện nay, Chính phủ đã đồng ý cho phép các ngân hàng yếu kém được nâng trần sở hữu ngoại lên mức 100%. Theo quan điểm của tôi, đây là một định hướng tốt. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng ngoại đa phần muốn tập trung vào các thị trường chính của họ nên kỳ vọng sẽ có nhiều ngân hàng ngoại muốn tham gia đầu tư mua cổ phần của các ngân hàng trong nước ở thời điểm này chưa thích hợp. Các quỹ đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn là các ngân hàng.
Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều quy định về Basel III và quy định của ngân hàng trung ương các nước không khuyến khích ngân hàng ngoại, đặc biệt là ngân hàng toàn cầu tham gia mua cổ phần. Do đó, vấn đề nâng trần sở hữu 30% lên cho các ngân hàng nội có lẽ chưa phải nhu cầu quá bức xúc hiện nay, trừ nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước, vì họ vẫn có nhu cầu tăng trưởng mạnh, nhưng lại khó khăn về tăng vốn.
* PV: Vậy theo ông, những vấn đề nào, kiến nghị nào là cần thiết hơn hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng?
- Ông Phạm Hồng Hải:Hiện nay, các ý kiến tập trung nhiều nhất về các giải pháp thanh toán, công nghệ, giải pháp quản lý tiền tệ… Trong xu thế Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư, rất nhiều doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư nước ngoài không chỉ tham gia vào một mà là nhiều công ty. Do đó, công cụ giúp họ quản lý được dòng tiền hiệu quả, cân đối là rất cần thiết. Trên thị trường thế giới, công cụ này rất thông dụng nhưng hiện nay chúng ta vẫn đang trong quá trình nghiên cứu cơ sở pháp lý.
Vấn đề thứ hai là một kiến nghị đã đề cập lâu nay về cải cách thủ tục hành chính. Theo quy định, các khách hàng DN, cá nhân, khi mua bán ngoại tệ với ngân hàng phải xuất trình giấy tờ. Chúng tôi đang trong quá trình làm việc với NHNN để thống nhất những giấy tờ nào DN cần nộp để tăng hiệu quả trong quá trình khách hàng giao dịch với ngân hàng.
Thứ ba, đó là phát triển các sản phẩm phái sinh. Với tình hình hiện nay, xu hướng biến động của lãi suất USD có thể tăng, tỷ giá dù đang ổn định nhưng trong tương lai các đồng tiền cũng có thể biến động... Những công cụ phái sinh là rất cần thiết để giúp DN quản trị rủi ro, và các ngân hàng rất mong muốn có khuôn khổ pháp lý cũng như sự hỗ trợ cần thiết để phát triển thị trường phái sinh này.
* PV: Công cụ để quản lý tiền tệ giữa các công ty, DN như ông đề cập ở trên cụ thể là hình thức nào?
- Ông Phạm Hồng Hải:Lấy ví dụ một chủ DN có nhiều công ty con tại Việt Nam, với nhiều dự án khác nhau. Giữa các dự án này, sẽ có dự án dư tiền, dự án thiếu tiền. Theo cách hiện nay, nếu dư tiền thì gửi ngân hàng, thiếu tiền thì phải vay ngân hàng. Như vậy, hiệu quả quản trị dòng tiền dưới góc độ DN sẽ không cao, dù ngân hàng sẽ có lợi. Ở các nước, họ có sản phẩm cash pooling (quản lý tài khoản tập trung), theo đó tiền sẽ được kéo về một tài khoản chung của công ty mẹ, do đó dòng tiền sẽ cân đối hơn, tăng tính hiệu quả về quản trị dòng tiền của các công ty chung một tập đoàn.
Trước đây chúng ta chưa có nhu cầu nhiều về loại hình này, nhưng với xu hướng phát triển các công ty đa ngành hiện nay, mỗi công ty có trạng thái dòng tiền khác nhau thì có sản phẩm sẽ tăng hiệu quả của DN hơn nhiều.
* PV: NHNN đã phản hồi gì về vấn đề này, thưa ông?
- Ông Phạm Hồng Hải:NHNN nhận định đây là một sản phẩm nên xem xét để đưa vào thị trường. Tuy nhiên vẫn còn vướng một số vấn đề về khuôn khổ pháp lý, không chỉ từ NHNN mà còn nhiều quy định khác nữa. Để hiểu lợi ích và rủi ro của sản phẩm này, có cơ sở pháp lý để quản trị sản phẩm này thì cần phải có thời gian để xử lý.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến (thực hiện)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接