Đến nay,ôgiáochạmsátrận real betis hoạt động "chạm sách" đã diễn ra được 11 kỳ, kéo các học sinh tự nguyện đến thư viện Miệt Vườn, gặp gỡ các tác giả, những người thành công có thói quen đọc sách… Mới đây, cô Huỳnh Nhị trong vai trò chấp bút, đã cùng bạn mình Nguyễn Thị Minh Giang ra mắt cuốn Sống giàu (NXB Thế giới).
Giữa những ngày tháng 11, cô giáo Trần Huỳnh Nhị dành cho VietNamNet cuộc trò chuyện thú vị về văn hóa đọc.
- Cô có thể chia sẻ về những hoạt động khơi dậy văn hóa đọc cho học sinh tại trường Hòa Ninh, nơi cô đang giảng dạy bộ môn Văn?
Tại trường có hai dạng hoạt động, thường xuyên và mang tính sự kiện. Đáng chú ý nhất là “tiết đọc thư viện” và “tiết học thư viện”. Ở những tiết này, giáo viên chủ nhiệm sẽ cho các em đến thư viện đọc tự do, dưới sự điều phối của thủ thư. Giáo viên ngữ văn sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng thư viện để tìm tư liệu cho việc học và giới thiệu cách đọc cũng như các đầu sách phù hợp.
- Ngoài chỉ đạo chung của Sở GD&ĐT, trường còn sáng tạo thêm hoạt động nào khác?
Phương châm của trường là gieo cho các em tình yêu với sách và hướng dẫn cách đọc. Các thầy cô còn tổ chức nhiều tiết “trải nghiệm với sách” - cụ thể là những buổi giao lưu với các tác giả hay người có khả năng truyền cảm hứng về việc đọc, trao đổi và trang bị kỹ năng cho các em giải quyết khó khăn trong học tập, cũng như định hướng tương lai.
Đồng thời, tổ Văn của tôi cũng tổ chức thêm các buổi “chạm sách”, giúp học sinh chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu những đầu sách thú vị.
Cá nhân tôi còn duy trì hoạt động “Mỗi ngày thông thái hơn”, khuyến khích các em dùng giấy ghi lại những câu tâm đắc từ sách, dán vào giấy A0 được trang trí chỉn chu với căn nhà tri thức, hay cây tri thức… Học sinh khá hứng thú với hoạt động này và cô giáo có thể dạy về cách hành văn nghị luận xã hội một cách thực tế.
- Hoạt động “chạm sách”, nghe tên hay quá...
Đó là hoạt động giúp học sinh mở rộng không gian tiếp xúc, tiếp cận với người có trình độ chuyên môn tốt để họ định hướng và hỗ trợ giải quyết những vấn đề của các em.
Tôi đánh giá hoạt động này khá hiệu quả đối với văn hóa đọc. Để tổ chức một buổi “chạm sách”, thông thường là 1 lần/tháng, chúng tôi chọn ra quyển sách chủ đề cho học sinh tìm đọc trước, chuẩn bị nội dung và nhà trường sẽ tìm diễn giả phù hợp.
“Chạm sách” diễn ra dưới nhiều hình thức nhằm tránh sự nhàm chán. Ví dụ, có buổi diễn giả đứng bên trên nói về nội dung cụ thể, sau đó các bạn đặt câu hỏi; hoặc tổ chức dưới hình thức là “thư viện sống” hay “human library” - các em chia thành nhóm nhỏ 5-6 người với từng diễn giả và trao đổi trực tiếp.
Có khi trường tạo hoạt động nhập vai thông qua từng chủ đề. Ví dụ với chủ đề bản sắc văn hóa dân tộc, học sinh sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về văn hóa quê hương, hay thuyết trình sách bằng tiếng Anh, phản biện sách…
- Được biết, cô có một thư viện sách tại nhà và thu hút rất nhiều độc giả trẻ. Nhân duyên nào để cô lập thư viện này?
Thư viện nhỏ này là sự cộng hưởng từ rất nhiều yếu tố. Trước hết, xuất phát từ sự đam mê sách nên tôi đã có nguồn sách khá lớn. Sau đó, từ việc tổ chức cho học sinh đọc sách nên được cộng đồng hùn vốn sách ngày càng nhiều hơn. Hiện tại, riêng dòng sách dành cho trẻ từ mầm non đến tiểu học, một số cho tuổi teen, bên phòng đọc có khoảng 1.500 cuốn.
- Làm sao để trẻ yêu đọc sách hơn, thưa cô giáo?
Đầu tiên, nội dung sách hay đã là sự thu hút rất tuyệt vời. Sau đó, cần quan tâm đến yếu tố người hướng dẫn, đây cũng là điều khá quan trọng. Bởi lẽ, người hướng dẫn giống như một chất xúc tác, giúp các bạn nhỏ có cảm giác thoải mái, chấp nhận tương tác và ngày càng tích cực với việc đọc.
Những trang sách cuộc đời đầy sống động của thầy cô giáoNhiều thầy cô giáo với trải nghiệm tự thân đáng quý đã viết nên những câu chuyện sống động, đầy cảm hứng, góp phần tôn vinh những giá trị nhân văn cao đẹp cho bao thế hệ học trò và lan toả văn hoá đọc trong cộng đồng.