【bóng đá cá cược nhà cái】Nghĩa tình, trách nhiệm với người có công

 人参与 | 时间:2025-01-26 23:26:10

Bài 2:
LAN TỎA ĐẠO LÝ
“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”


BPO - 75 năm đã trôi qua,ĩatigravenhtraacutechnhiệmvớingườbóng đá cá cược nhà cái kể từ ngày 27-7 hằng năm được chọn là Ngày thương binh - liệt sĩ, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” lan rộng, thấm sâu vào tâm thức của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam nói chung, Bình Phước nói riêng. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng, là nghĩa vụ thiêng liêng của thế hệ hôm nay đang hưởng hòa bình, độc lập. Và dịp 27-7 hằng năm như một lời nhắn nhủ của non sông, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội tri ân, “Đền ơn đáp nghĩa” với lớp người đã ngã xuống, với gia đình chính sách, người có công.

Huy động toàn lực thực hiện “Đền ơn đáp nghĩa”

4 năm qua, Trung đoàn 719 (Binh đoàn 16) đã tận tình phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Bảy ở xã Bình Minh, huyện Bù Đăng với số tiền hằng tháng 1 triệu đồng; đồng thời thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh, chia sẻ vui, buồn với mẹ trong cuộc sống.

Trung tá Đậu Văn Thành, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 719 cho biết: Hằng năm, đơn vị luôn chú trọng và làm tốt công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà đối tượng chính sách, đồng bào nghèo, gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn các xã đơn vị đóng quân. Đặc biệt, thời gian qua, dịp kỷ niệm Ngày thương binh - liệt sĩ, trung đoàn tổ chức thăm, tặng quà các đối tượng chính sách với tổng hơn 500 triệu đồng; ủng hộ xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” của Bộ Quốc phòng hơn 25 triệu đồng/năm; ủng hộ xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” địa phương 5 triệu đồng/năm. Đơn vị cũng thường xuyên tổ chức cho lực lượng thanh niên quét dọn, vệ sinh, tu sửa và thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại 2 đài tưởng niệm xã Bom Bo và Đắk Nhau, huyện Bù Đăng.

Trong khi đó, Trung tá Đoàn Tô Hoài, Phó giám đốc Viettel Bình Phước cho biết, là doanh nghiệp có nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng của những người lính, Viettel Bình Phước luôn nhận thức sâu sắc lòng biết ơn, tự hào, tri ân đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Do đó, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Viettel gắn liền với trách nhiệm xã hội, đồng thời mong muốn thế hệ trẻ các đơn vị, doanh nghiệp luôn chung tay đồng hành với chương trình đền ơn đáp nghĩa để góp phần xoa dịu nỗi đau đối với các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ.

Bác sĩ Trung đoàn 719, Binh đoàn 16 kiểm tra sức khỏe cho Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Bảy, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng

Thời gian qua, Chi nhánh Viettel Bình Phước đã đồng hành với các chương trình mổ tim nhân đạo “Trái tim cho em”, “Viettel vì cộng đồng”, hành trình “Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, chương trình “Vì em hiếu học”, thực hiện hiệu quả các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”... Viettel cũng là đơn vị đồng hành trùng tu Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng) với kinh phí 6 tỷ đồng; Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở huyện Lộc Ninh (Khu di tích Tà Thiết) 20 tỷ đồng. Đặc biệt, dịp 27-7, Viettel trích kinh phí khoảng 300 triệu đồng dâng hương, thay hoa trên các phần mộ của 5 nghĩa trang liệt sĩ trong toàn tỉnh…

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, trong những năm qua, phong trào toàn dân chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng đã không ngừng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Xã hội hóa công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đạt được những thành tựu to lớn, huy động được sức mạnh của toàn xã hội và sự tự giác tham gia của toàn dân. 

Chăm sóc toàn diện người có công

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra yêu cầu: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú. Cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công; nâng cấp các công trình “đền ơn đáp nghĩa””. Từ mục tiêu đó, cũng như cả nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tại Bình Phước đã và đang triển khai toàn diện, sâu rộng với nhiều mô hình ý nghĩa như: Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây tặng nhà tình nghĩa, giúp đỡ, chăm sóc thương, bệnh binh nặng, cha mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi cùng nhiều hoạt động tình nghĩa thiết thực. Phong trào đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công. 

Chỉ tính từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã vận động xây dựng và sửa chữa 684 căn nhà tình nghĩa, với tổng kinh phí trên 43,4 tỷ đồng; tặng 167 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 451 triệu đồng; tổ chức, giải quyết điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho 10.575 lượt người có công. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, tham mưu xây mới 59 căn nhà và sửa chữa 106 nhà tình nghĩa cho người có công, với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng; mua 26.908 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, thân nhân người có công và giải quyết cấp trang thiết bị dụng cụ chỉnh hình cho 41 thương, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; thăm, tặng quà người có công dịp tết Nguyên đán hơn 11 tỷ đồng. Dịp 27-7-2021, tỉnh tặng gần 22.500 phần quà với tổng hơn 16,5 tỷ đồng. Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận phụng dưỡng suốt đời 49 người có công, trong đó có 14 Mẹ Việt Nam anh hùng với mức phụng dưỡng 1,5 triệu đồng/tháng. 

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được hưởng ứng tích cực, nhân rộng điển hình trở thành phong trào “xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công”. Đến nay, 100% xã, phường trong tỉnh được công nhận và giữ vững danh hiệu xã, phường làm tốt công tác chính sách người có công. Toàn tỉnh không còn gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo; 100% gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Ngoài các chính sách hỗ trợ nêu trên, công tác quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, xác định thông tin liệt sĩ cũng như chăm sóc, sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.

5 năm qua, tỉnh đã đầu tư, chỉnh trang các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn với tổng 56,3 tỷ đồng; tiếp nhận và tổ chức lễ an táng 476 hài cốt liệt sĩ được quy tập tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và tại Vương quốc Campuchia theo nghi thức Nhà nước, thực hiện đính chính thông tin cho 169 mộ liệt sĩ còn thiếu và sai lệch thông tin; tổ chức lấy mẫu sinh phẩm 311 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin gửi vào ngân hàng gen để mong một ngày trả lại tên cho những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.


Để tiếp tục làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, chăm lo người có công, ông Lê Văn Mãi, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: Trong thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục thực hiện nâng cao hơn nữa những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với chính sách dành cho thương binh, liệt sĩ, người có công. Đó là tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp với MTTQ và các đoàn thể thực hiện tuyên truyền sâu rộng công tác “Đền ơn đáp nghĩa” để phong trào này trở thành thường xuyên trong đời sống xã hội. Đồng thời, tham mưu đầy đủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước giải quyết các tồn đọng về chính sách đối với người có công thấu tình đạt lý, đảm bảo công bằng. Nâng cao nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn, đầy đủ hơn cho gia đình chính sách. Tuyên dương, biểu dương điển hình những người có công tự lực vươn lên và sẽ nhân rộng những điển hình tiên tiến trong các phong trào chăm lo đời sống cho người có công.

顶: 3981踩: 54117