【kết quả bóng đá cúp châu á】Trăn trở giữ “tiếng thơm” cho làng

 人参与 | 时间:2025-01-13 03:18:43
Trăn trở giữ “tiếng thơm” cho làng

Theăntrởgiữtiếngthơmcholàkết quả bóng đá cúp châu áo đại diện UBND huyên Ý Yên (tỉnh Nam Định), xã Yên Xá có hai làng nghề đúc đồng nổi tiếng là Tống Xá và Vạn Điểm. Cả xã hiện có hơn 20 doanh nghiệp đã vào cụm công nghiệp làng nghề với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Từ chỗ chỉ chuyên đúc những sản phẩm gia dụng, thờ cúng có kích thước nhỏ như: Chậu, nồi, chảo, lư hương, đỉnh trầm, tượng phật... người thợ Tống Xá giờ có thể đúc được những sản phẩm lớn, nặng hàng trăm tấn, có độ tinh xảo và phức tạp cao như: Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ; tượng vua Lý Thái Tổ; tượng Phật tổ Như Lai và 3 pho tượng Tam Thế Phật tại chùa Bái Đính…

Theo ông Vũ Duy Thuấn - nghệ nhân làng nghề Tống Xá, những năm 1993 làng nghề rất “èo uột”, chỉ có 2 - 3 hộ - bám nghề. Sau hơn 20 năm phát triển, làng nghề hiện có hàng trăm lò đúc với gần 2.000 thợ, lúc cao điểm như giáp tết hoặc có đơn đặt hàng lớn, số thợ tăng lên gấp nhiều lần. Nhiều người có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Tống Xá có thể giữ vị trí top đầu trong các làng nghề đúc đồng không chỉ bởi đúc được những sản phẩm đồ sộ, trọng lượng lớn mà nước đồng cũng rất đặc biệt với màu ánh xanh. Đồng của các làng nghề khác không khảm được nhưng trên nền sản phẩm đúc của Tống Xá có thể khảm hoa văn trang trí. “Tại làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh) các sản phẩm có màu mắt cua đều có xuất xứ từ Tống Xá”, ông Thuấn nói.

Cũng theo ông Thuấn, sản phẩm của Tống Xá nổi tiếng tinh xảo, để có được điều này ngoài đôi bàn tay khéo léo người thợ làng nghề còn phải có những kiến thức cơ bản về hóa học, vật lý để phân tích thành phần, pha chế đồng với các hợp kim, khả năng quan sát đánh giá môi trường, thời tiết khu vực đặt sản phẩm nhằm tạo ra những mác đồng phù hợp. Riêng với đúc tượng, mặc dù vẫn theo quy trình 3 bước: Tạo khuôn-đúc-nguội nhưng để có bức tượng đẹp, sống động thì khâu tạo khuôn là quan trọng nhất, sau đó đến đôi bàn tay tỉ mỉ của người thợ nguội gia cố và hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh những sản phẩm mỹ nghệ, dân dụng phục vụ cho người tiêu dùng, một số nhà máy trên địa bàn tỉnh cũng đã sử dụng sản phẩm cơ khí của làng nghề, như: Toàn bộ tấm lót, viên bi, răng nghiền của nhà máy ximăng, bộ phận cuốc, xích trong máy xúc…

Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của làng nghề cũng như lợi nhuận hấp dẫn của việc buôn bán sản phẩm, tình trạng một số người dân Tống Xá lập lờ đánh lận giữa hàng chợ và hàng kỹ đã bắt đầu nổi lên. Theo ông Vũ Duy Thuấn: Với những người không làm nghề hoặc không có hiểu biết nhất định về nghề việc phân biệt giữa hàng chợ và hàng kỹ rất khó, trong khi đó ngay tại cơ sở sản xuất giá thành của hai loại sản phẩm đã chênh nhau gần như gấp đôi. Vì lợi nhuận một số người dân, chủ yếu là làm thương mại đã mua hàng chợ về chế lại và bán giá cắt cổ.

Trước hiện tượng gian lận trong hoạt động kinh doanh tại Tống Xá, ông Vũ Duy Thuấn cho rằng: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hoa văn, chất liệu, kỹ thuật sản xuất và đưa lên website giới thiệu sản phẩm. Về lâu dài, cần công khai thông số kỹ thuật trên mỗi sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo vệ nghề của người dân Tống Xá.
顶: 2846踩: 74