当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ lệ bóng đá nam】“Nét chữ 正文

【tỷ lệ bóng đá nam】“Nét chữ

2025-01-10 22:49:35 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:124次

ĐƯA CON CHỮ ĐẾN VÙNG SÂU

Có đức tính chăm chỉ rèn chữ,Ntỷ lệ bóng đá nam viết chữ đẹp ngay từ nhỏ nên cô Bùi Thị Tươi mong ước trở thành giáo viên để mang con chữ đến với trẻ em vùng sâu. Khi còn là sinh viên ngành Sư phạm tiểu học, Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh, cô Tươi đã tham gia viết chữ đẹp và đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm. Cuối năm 2010 tốt nghiệp, cô vào nhận công tác tại Tiểu học Ngô Quyền - ngôi trường vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn với 65% học sinh dân tộc thiểu số. Cô Tươi cho biết: Dạy học ở ngôi trường mà phần lớn học sinh viết chữ chưa thông thạo, không đúng kiểu cách, thậm chí nhiều em chưa biết cầm bút, vì thế mình luôn suy nghĩ phải làm gì để đưa phong trào luyện chữ đẹp phát triển và lan tỏa rộng khắp.

Cô Bùi Thị Tươi cho rằng, viết chữ đúng và đẹp không chỉ khơi gợi lòng yêu tiếng Việt, giáo dục các em đức tính chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ mà còn góp phần nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục

Để viết đúng, viết đẹp, ngoài hoa tay, người viết phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật. Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa; trong đó, ngón cái và ngón trỏ tỳ giữ thân bút, còn ngón giữa đỡ thân bút. Bút viết chuẩn thường bằng ngòi mài hoặc ngòi đúc có thể viết được nét thanh, nét đậm. Khi viết phải thực hiện từ nét cơ bản, từ chữ thường đến chữ in hoa, chữ số, từ đó áp dụng viết thành câu, thành dạng văn, bài văn, bài thơ. Khi đã đạt kỹ thuật viết chữ chuẩn mới chuyển sang luyện chữ sáng tạo. Sáng tạo có vô số kiểu cách nhưng phải theo khuôn mẫu, đúng quy trình, phông chữ...    

Cô Bùi Thị Tươi

Thay vì nghỉ ngơi sau 3 tiết dạy nhưng vì quan tâm đến các em, cô tranh thủ khoảng thời gian ra chơi ngắn ngủi hằng ngày để rèn chữ cho học sinh. Việc làm này đã tạo nên hình mẫu đẹp của sự nỗ lực phấn đấu vươn lên và tạo hứng thú, say mê rèn chữ đẹp ở ngôi trường vùng sâu. Tại trường, vào giờ ra chơi không chỉ học sinh lớp cô chủ nhiệm mà nhiều học sinh lớp khác cũng đem bút vở đến nhờ cô Tươi rèn chữ. Ngoài hỗ trợ học sinh, giáo viên, cô còn thường xuyên tự rèn giúp nét chữ hoàn thiện và sáng tạo hơn. Sau nhiều năm luyện viết, đến nay chữ viết của cô đã đạt chuẩn theo ý muốn với nét chữ đổi mới mang ý tưởng, sắc thái riêng. Ngoài ra, cô còn có biệt tài viết chữ ngược trên giấy và trên bảng khó có người làm được. Nghệ thuật viết thư pháp cũng là một môn cô đang theo đuổi học tập và hoàn thiện.

Cô Tươi cho rằng, giai đoạn tiểu học là lúc định hình nét chữ của mỗi người. Đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể nhận ra một vài nét trong tính cách của họ. Chữ viết đúng chính tả, sạch, đẹp, rõ ràng không những giúp dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc. Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và lòng tự trọng. Bởi vậy, ngay từ khi các em mới biết cầm bút, giáo viên nên chú trọng hướng dẫn trẻ nắn nót từng nét chữ, giúp trẻ hiểu và hứng thú với việc rèn luyện chữ viết, đồng thời nhắc nhở học sinh nâng cao ý thức gìn giữ vở sạch, chữ đẹp.

 ĐAM MÊ VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI NGHỀ

Trường tiểu học Ngô Quyền hiện có 491 học sinh/25 lớp/5 điểm. Hiệu trưởng Phạm Văn Luyến cho biết: Trường có 5 điểm, trong đó điểm chính nằm nép mình bên sườn đồi của thôn Cây Da và 4 điểm lẻ: 27-7, Thác Dài, Đắk Son, Đắk Khâu. Từ điểm chính đến các điểm lẻ gần nhất 5km, xa nhất 11km, nhiều tuyến đường dốc, trơn trượt, có nơi phải lội suối, băng rừng. Địa hình ở đây phần lớn là đồi núi, dân cư sống thưa, các dịch vụ trao đổi mua bán hầu như không có mà phải ra trung tâm xã cách 10km. Dù ở vùng sâu, xa, giao thông cách trở nhưng phong trào viết chữ đẹp của trường phát triển mạnh mẽ. Năm học 2018-2019, trường đoạt giải nhất toàn đoàn hội thi viết chữ đẹp cấp huyện và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Cô Tươi luôn ở bên cạnh học trò để rèn chữ cho các em

Dù tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng từ sự đam mê và trách nhiệm với nghề, cô Tươi đã truyền cảm hứng luyện chữ đẹp cho học sinh và giáo viên trong, ngoài trường. Chị Phạm Thị Trâm, mẹ em Lê Thị Hương Giang, lớp 4, Trường tiểu học Ngô Quyền, học sinh 2 năm liền (2017-2018, 2018-2019) đoạt giải nhất cấp huyện hội thi viết chữ đẹp, chia sẻ: Gia đình bộn bề với công việc làm ăn, mưu sinh cuộc sống, vì thế ít có thời gian dạy con viết chữ. Nhờ cô Tươi cùng một số thầy cô trong trường luôn gần gũi, ân cần chỉ bảo nên con tôi mới có thành tích vượt trội. Từ việc rèn chữ nhiều đã tạo nên tính cách con luôn cẩn thận, chăm ngoan và học giỏi toàn diện các môn. Từ lớp 1 đến lớp 3, Giang là học sinh xuất sắc tiêu biểu của trường.

Hiện nay, ở Trường tiểu học Ngô Quyền không những cô Tươi mà còn nhiều giáo viên “say” với nghề luyện chữ đẹp, tạo nét văn hóa thú vị hiếm thấy ở các cơ sở giáo dục. Ngoài giúp học sinh lớp mình, trường mình có nét chữ đúng, sạch đẹp, các cô còn đi luyện chữ cho học sinh, giáo viên trường khác. Tiếng lành đồn xa, không những ở huyện Bù Gia Mập mà các trường trên địa bàn huyện, thị xã khác như Bù Đốp, Phú Riềng, Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh...  vào dịp hè, nghỉ lễ, giáo viên và phụ huynh đã đưa con đến rèn chữ. Ngoài ra, cô Tươi còn tập huấn cách rèn chữ cho hàng trăm giáo viên trên địa bàn và các vùng lân cận. Hiện cô có 8 lớp luyện chữ đẹp, mỗi lớp từ 20-25 người, gồm cả giáo viên và học sinh. Sau thời gian gắn bó, đam mê với nghề luyện chữ đẹp, cô Tươi không nhớ mình đã rèn, truyền dạy cho bao nhiêu học sinh, giáo viên, chỉ nhớ rằng ở cơ sở giáo dục nào được cô đến luyện chữ thì ở đó phong trào viết chữ đẹp phát triển hơn. Minh chứng cụ thể, ngoài Trường tiểu học Ngô Quyền thì các trường tiểu học: Đa Kia A, Đa Kia B, Đắk Ơ, Phú Nghĩa... luôn trong top đầu huyện Bù Gia Mập về hội thi viết chữ đẹp. Ngoài ra, cô Tươi còn tham gia bồi dưỡng học sinh và giáo viên trong, ngoài tỉnh đạt thành tích cao như ở các tỉnh Đắk Nông, Đồng Nai... Với nét chữ luôn đổi mới, sáng tạo và nhiều kiểu cách, đối tượng học sinh, giáo viên khác nhau nhưng chỉ nhìn thoáng qua thì cô biết đó có phải là nét chữ do mình rèn hay không. Để nét chữ của mình đến được với nhiều học sinh, cô còn có ý tưởng mở rộng ra các tỉnh phía Bắc và dần lan tỏa khắp cả nước.

Người xưa có câu “Nét chữ - nết người”, trong mọi thời điểm câu nói này đã trở thành phương châm sống của nhiều người. Ở các trường học, câu nói đó đã trở thành khẩu hiệu thi đua nhằm nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, góp phần hoàn thiện nhân cách, đạo đức cho học sinh và cả chính giáo viên.

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜