Hải quan Canada triển khai ứng dụng khai báo điện tử trên các thiết bị di động (HQ Online) - Một ứng dụng mới vừa được Hải quan Canada đưa vào áp dụng,ấtkhẩusangCanadatăngtrưởngmạbxh nữ anh hứa hẹn sẽ thúc đẩy thông quan hải quan ... |
CPTPP mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam từ thị trường Canada (HQ Online) - Tại hội thảo Cơ hội tiếp cận thị trường Canada trong CPTPP do Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công ... |
Dệt may là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK vào thị trường Canada khá mạnh sau khi CPTPP có hiệu lực. Ảnh: Nguyễn Huế |
Theo các diễn giả, với Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực vào năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam - Canada trong 4 tháng đầu năm 2019 đã tăng trưởng 30% so với cùng kỳ, đạt 1,46 tỷ USD.
Trong đó hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt 1,18 tỷ USD, tăng mạnh 43,7% (Việt Nam đang xuất siêu 896,14 triệu USD, tăng tới 73,4% so với cùng kỳ).
Ông Bryon Wilfert, nguyên Thượng Nghị sĩ Quốc hội Canada và là Chủ tịch danh dự Canada Trade Link cho rằng, khi tham gia CPTPP, Canada gần như dỡ bỏ trở ngại lớn nhất về hàng rào thuế quan này đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, là cơ hội để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác làm ăn.
"Chúng tôi muốn sử dụng CPTPP để đẩy mạnh hợp tác tốt hơn thông qua việc hạ mức thuế tốt nhất giữa hai nước", ông Bryon Wilfert nhấn mạnh.
Cùng với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, theo ông Bryon Wilfert, Canada cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong phát triển công nghệ sạch, xử lý chất thải, phát triển năng lượng sạch, công nghệ xử lý nước... bởi đây vốn là thế mạnh của Canada. Ngoài ra, Việt Nam có những dự án về phát triển cơ sở hạ tầng mà Canada mong muốn được đầu tư, doanh nghiệp Canada cũng muốn xây dựng nhà giá rẻ cho các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam
Không chỉ có thêm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, các chuyên gia đến từ Canada cho biết, với CPTPP các doanh nghiệp Việt Nam từ nay sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh đầu tư tại nước này.
Theo ông Vince Lalonde, Giám đốc Xuất nhập cảnh - dịch vụ đầu tư của Pace Law Firm, lâu nay, nhiều nhà đầu tư khu vực châu Á trong đó có Việt Nam khi đầu tư vào Canada chủ yếu chọn hình thức đầu tư “thụ động” là đầu tư một khoản tiền cho chính phủ Canada, sau 5 năm sẽ trả được hoàn trả lại đúng số tiền đó để có được thẻ di trú.
Mặc dù hình thức đầu tư này không rủi ro nhưng nhà đầu tư gần như không có lợi nhuận nhiều. Song khi CPTPP có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư theo hướng thành lập công ty, mở chi nhánh hoặc mua lại công ty ở Canada,... Đây là xu hướng đầu tư vào Canada hiện nay mà doanh nghiệp và cá nhân người Việt Nam có thể chọn lựa vì điều kiện dễ hơn trước khá nhiều nhất là không ràng buộc người thành lập công ty, mở chi nhánh, hoặc người chủ doanh nghiệp phải ở Canada đủ thời gian 24 tháng để có thẻ cư trú, hoặc đủ 36 tháng (trong thời gian 5 năm) để có quốc tịch Canada…