设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【trận đấu đang diễn ra】Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Không nên khiên cưỡng, chạy theo số lượng 正文

【trận đấu đang diễn ra】Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Không nên khiên cưỡng, chạy theo số lượng

来源:Empire777 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-12 15:54:08

chuyen doi ho kinh doanh thanh doanh nghiep khong nen khien cuong chay theo so luong

Do vậy, trong số nhiều giải pháp, Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật DN. Về vấn đề này, theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), đây là giải pháp cần thiết nhưng không nên áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính để chạy theo chỉ tiêu về số lượng DN.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước hiện có 8 triệu hộ kinh doanh cá thể. Thưa ông, việc khuyến khích chuyển đổi các hộ kinh doanh này thành DN nên được hiểu như thế nào cho đúng?

Việc chuyển hộ kinh doanh thành DN để đạt về số lượng DN, nhưng các DN đó hoạt động không đúng nghĩa DN thì nên để họ làm việc dưới hình thức hộ kinh doanh. Họ đi vay vốn với tư cách cá nhân như thông tư mới đây của Ngân hàng Nhà nước thì vẫn được. Không nên vì mục tiêu về số lượng DN mà thúc đẩy các hộ kinh doanh đăng ký để trở thành DN. Điều này sẽ là việc làm khiên cưỡng, mang nặng tính hình thức.

Trước đây, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm xương máu và thất bại khi chạy theo hình thức này. Đó là khi nước ta muốn có một loạt tập đoàn lớn, có sức mạnh lớn theo mô hình như Hàn Quốc, nhưng chúng ta lại không để tự các DN phát triển thành tập đoàn mà lại thay đổi bằng quyết định hành chính, sáp nhập nhiều tổng công ty của Nhà nước thành tập đoàn của Nhà nước. Đúng là số lượng tập đoàn nhà nước tăng lên rất nhanh, nhưng hoạt động lại không thực chất, gây tốn kém tiền của của Nhà nước nhiều hơn là hoạt động với tư cách là tập đoàn để gửi gắm, thể hiện sức mạnh của Nhà nước trong bình ổn thị trường.

Theo ông, việc chuyển đổi này nên diễn ra như thế nào?

Như tôi đã nói ở trên, các cơ quan quản lý nên để các hộ kinh doanh phát triển, không nên áp đặt mệnh lệnh hành chính. Vì thế, nếu như một hộ kinh doanh cảm thấy cần thiết, đủ điều kiện thì họ sẽ tự chuyển lên. Đây là sự phát triển tự thân của họ, không nên đặt ra chỉ tiêu thế này thế khác, chỉ mang tính chất nặng về hình thức. Do vậy, các cơ quan quản lý nên có chính sách khuyến khích, đặc biệt là phải có tiêu chí để phát triển thành DN, để khi muốn chuyển lên như vậy thì ít ra phải xem xét được hộ kinh doanh này đã đạt được các điều kiện gì.

Có thể thấy một thực tế là khi lên DN, các hộ kinh doanh bên cạnh nhiều mặt lợi là còn phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, với không ít hộ kinh doanh hiện nay, chuyển hướng lên DN không lợi bằng hoạt động bình dân. Nên việc chuyển đổi này hãy để thị trường tự quyết định, các chủ thể tự xác định cho mình ở hình thức thương mại nào, ở tổ chức nào thì vừa với sức lực và quy mô của mình.

Theo ông, trong thời gian này, các cơ quan quản lý nên có chính sách hỗ trợ và phát triển các hộ kinh doanh như thế nào?

Lực lượng hộ kinh doanh cá thể không những góp phần giải quyết công ăn việc làm ở nhiều người dân, nhiều vùng quê mà còn tạo tiền đề cho những DN mạnh ra đời. Nhưng hiện nay, các hộ kinh doanh vẫn đang phải tự sử dụng, tự cung ứng cơ sở vật chất, nhà cửa, phương tiện để tham gia vào quá trình kinh doanh. Nên với 8 triệu hộ kinh doanh thì các cơ quan quản lý cần phải có chính sách hỗ trợ phát triển.

Tuy chính sách hỗ trợ là điều cần thiết nhưng phải có chính sách hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Theo tôi, chính sách nên là để các hộ kinh doanh phát triển dần dần như những “cửa hàng tiện lợi”, khi các “siêu thị” hay là các tập đoàn lớn, DN lớn trong nước và quốc tế thấy hộ kinh doanh nào có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu thì sẽ biến các hộ kinh doanh này thành “cửa hàng tiện lợi”, chi nhánh nhà máy, DN con của những DN lớn đó. Đây là sự chuyển hóa nhuần nhuyễn, giúp sức cho sự phát triển bền vững của DN.

Xin cảm ơn ông!

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Công ty TNHH Giày dép Quỳnh Châu:

Công ty chúng tôi mới chuyển từ hộ kinh doanh thành DN từ đầu năm 2017 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Trước đây, khi còn là hộ kinh doanh, DN không thể ký được những đơn hàng sản xuất lớn, đặc biệt là với đối tác nước ngoài do họ luôn cần có giấy tờ về thuế, yêu cầu về nhà xưởng, chế độ dành cho công nhân viên… Vì thế, tuy là việc chuyển thành DN có thể khiến DN gặp nhiều sức ép cạnh tranh hơn với nhiều DN hoạt động lâu năm trên thị trường, phải tốn thêm các khoản chi phí về thuế, bảo hiểm xã hội… nhưng bù lại, DN đã ký kết được những đơn hàng lớn, với các đối tác lớn trong và ngoài nước.

Hơn nữa, việc chuyển thành DN sẽ giúp Công ty thuận lợi hơn trong việc tiếp cận ngân hàng, trước đây khi là hộ kinh doanh, vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn tự có nên không đủ điều kiện để mở rộng sản xuất, mua sắm cơ sở vật chất.

热门文章

0.8826s , 7635.1484375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【trận đấu đang diễn ra】Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Không nên khiên cưỡng, chạy theo số lượng,Empire777  

sitemap

Top