【ty so cup c1】Rộng mở con đường hưng thịnh
时间:2025-01-25 18:08:43 出处:La liga阅读(143)
Con đường tới hưng thịnh đang ngày càng rộng mở, như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, tạo niềm tin, nguồn lực và động lực mới để chúng ta vững bước tiến tới Đại hội XIII của Đảng và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà đại hội sẽ đề ra”.
Thời của cao tốc
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2021, ngày 4/1/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công giai đoạn 1 dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Sau khi tuyến cao tốc này hoàn thành, kết hợp với tuyến TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và cầu Mỹ Thuận 2, tạo thành tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ vào năm 2022.
Cũng trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới, Thủ tướng di chuyển thực nghiệm trên toàn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận từ nút giao cuối tuyến (huyện Cái Bè, Tiền Giang) về đến nút giao đầu tuyến (nút giao Thân Cửu Nghĩa, điểm kết nối vào cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương) và cắt băng thông tuyến kỹ thuật dự án cao tốc lịch sử này, thực hiện đúng lời hứa với hơn 20 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Một ngày sau đó, 5/1/2021, đại dự án sân bay Long Thành được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bấm nút khởi công. Đây là dự án đã “nằm im” 1 thập kỷ, kể từ thời điểm được Chính phủ phê duyệt vào ngày 14/6/2011. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành không chỉ là niềm tự hào của miền Nam, mà là của cả quốc gia và là 1 trong 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới.
Ngày 11/1/2021, hầm Hải Vân 2 nằm trên cung đường rất quan trọng trên tuyến Quốc lộ 1, tuyến Bắc - Nam, nối giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế với TP. Đà Nẵng được khánh thành sau hơn 4 năm thi công, chinh phục hoàn toàn các cung đường đèo hiểm trở trên Quốc lộ 1 khu vực miền Trung. Ngày 12/1/2021, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chính thức khánh thành, đưa vào khai thác, quản lý theo tiêu chuẩn đường cao tốc, rút ngắn thời gian từ Cần Thơ về Kiên Giang chỉ còn 50 phút, thay vì 90 phút. Dự kiến ngày 18/1/2021 sẽ diễn ra lễ khánh thành, thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam, nối hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, một trong những công trình trọng điểm, không chỉ của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mà còn của cả vùng, cả khu vực.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai cấp tập dự án kết nối giao thông ĐBSCL. Ngay trong năm 2021, khởi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển của các tỉnh ĐBSCL với chiều dài khoảng 400 km; dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang trong giai đoạn thi công, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023… Còn trong năm 2020, 6/11 đoạn cao tốc Bắc - Nam đã được đồng loạt khởi công.
Thêm lửa khát vọng
“Là một nước đang phát triển với kết cấu cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, Chính phủ đang tập trung vào hạ tầng trọng yếu của quốc gia như đường bộ cao tốc Bắc – Nam, sân bay quốc tế Long Thành, các cao tốc liên kết vùng …”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, “phấn đấu đến 2030 cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, trong đó đến 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông”.
Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ xây dựng cao tốc, nhất là cao tốc cho miền Nam là nỗi lòng đặc biệt trăn trở của ông. Có thêm thật nhiều cao tốc, không chỉ là đại lộ, đại phú, mà còn là thêm lửa khát vọng của mọi người dân Việt Nam mỗi khi nhìn bức tranh Tổ quốc hùng vĩ, nước non liền một dải như lời thơ tha thiết của Tế Hanh hơn 60 năm trước: “tận chân trời mây núi có chia đâu”.
|
Chính phủ đã và đang dốc lực để mở rộng hơn nữa con đường tới hưng thịnh của đất nước, của người dân, để mọi người dân đều được hưởng cuộc sống ngày càng sung túc, ấm no hơn theo cùng sự ngày càng lớn mạnh của đất nước. Bởi vậy, Thủ tướng luôn cảm thấy dường như cố gắng bao nhiêu, quyết liệt bao nhiêu, trách nhiệm bao nhiêu cũng chưa thể đủ. Ông thường mang trong lòng nỗi ưu tư, “trong khi theo đuổi các dự án lớn của quốc gia, chúng ta cũng không bỏ sót những dự án nhỏ, những con đường, chiếc cầu ở nông thôn, nơi tạo ra việc làm và thu nhập trực tiếp cho bà con. Chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy trẻ em đến trường phải đu dây qua những dòng sông dữ ở nhiều tỉnh miền núi hay phải chèo xuồng đến trường ở nhiều tỉnh ĐBSCL…”.
Cùng với các đại dự án rầm rập ra mắt trong những ngày đầu năm mới, là các dự án dân sinh. Ngày 11/1/2021, cầu dân sinh Cẩm Giang, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa được khánh thành và gắn biển tên. Cầu dân sinh Cẩm Giang được đưa vào khai thác giúp gần 10 nghìn người xã Cẩm Giang, thị trấn Phong Sơn và các khu vực lân cận không bị cô lập khi mưa lũ, giúp cho các cháu học sinh đến trường thuận lợi, an toàn; góp phần phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương… Hết năm 2021 sẽ hoàn thành 2.500 cầu phục vụ người dân vùng khó.
Đại bàng cất cánh “Chạy đua” cùng cao tốc, hai sự kiện mang dấu ấn nổi bật mở màn cho năm 2021 là khởi công dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), khai trương Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (Vietnam International Innovation Expo 2021 - VIIE 2021). Phát lệnh khởi công dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng những công trình thủy điện lớn trên sông Đà, gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu là biểu tượng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có được công trình đóng góp cho đất nước với tổng sản lượng gần 250 tỷ kWh, đã có rất nhiều xương máu, mồ hôi của cán bộ, kỹ sư, nhân dân đã đổ xuống. Khởi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2 chính là thể hiện sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng. Cho đến nay, Việt Nam đã đứng trong nhóm đầu ASEAN về sản lượng, công suất điện; cung cấp điện cho hơn 99,3% số hộ dân nông thôn; chỉ số tiếp cận điện năng trong 6 năm qua đã tăng 129 bậc, vươn lên vị trí 27/190 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn thế giới. Với biểu tượng đại bàng cất cánh bay lên, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) được khởi công xây dựng ngay trong những ngày đầu năm mới. Nơi đây sẽ tạo ra những điều kiện lý tưởng về môi trường thể chế pháp luật, thử nghiệm chính sách mới, điều kiện hạ tầng, môi trường làm việc đặc biệt thuận lợi để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam vào hành trình tăng tốc. “Trên con đường tới đích thịnh vượng, vẫn còn rất nhiều chông gai, thách thức, tiềm ẩn những nguy cơ của “bẫy thu nhập trung bình’’và tụt hậu. Ta tiến, nhưng thế giới chắc chắn không chờ chúng ta”, Thủ tướng nhắn nhủ tại Lễ khởi công xây dựng NIC, “và vì thế phải đổi mới sáng tạo, không ngừng đổi mới sáng tạo”. Những năm gần đây, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam được cải thiện liên tục, hiện đứng thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ; đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập. |
Đoàn Trần
上一篇: Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
下一篇: Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
猜你喜欢
- Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- Cảnh báo mới nhất về Omicron từ WHO
- Những thời điểm tuyệt đối không nên uống nước dừa khi mắc Covid
- Tăng cường kiểm soát chống gian lận xuất xứ mặt hàng gạo
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Những sai lầm cần tránh khi dùng nước vo gạo làm đẹp
- Bến Tre: Thu giữ nhiều mặt hàng thuốc, trang thiết bị y tế không rõ nguồn gốc
- Cẩn trọng với giảm giá, khuyến mại “ảo”
- 5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác